HÀ LAN

Thứ ba - 20/04/2021 23:00 723 0

HÀ LAN

I/- Sơ lược về Vương quốc Hà Lan

Là một quốc gia Tây Âu. Đây là quốc gia cấu thành chủ yếu của Vương quốc Hà Lan và còn bao gồm ba lãnh thổ đảo tại Caribe (BonaireSint Eustatius và Saba). Phần thuộc châu Âu của Hà Lan gồm có 12 tỉnh, giáp với Đức về phía đông, Bỉ về phía nam, và biển Bắc về phía tây bắc; có biên giới hàng hải với Bỉ, Anh và Đức. Năm thành phố lớn nhất của Hà Lan là AmsterdamRotterdamDen Haag (La Haye), Utrecht và Eindhoven.

- Thủ đô là thành phố Amsterdam, song trụ sở của nghị viện và chính phủ đặt tại Den Haag. Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất châu Âu và là cảng lớn nhất bên ngoài Đông Á.

- Dân số Hà Lan ước tính đạt 17.093.000 vào tháng 1 năm 2017. Đây là quốc gia có mật độ dân số cao nhất tại châu Âu nếu không kể các thành bang như Monaco hay Thành Vatican. Từ năm 1900-1950, dân số Hà Lan tăng gần gấp đôi từ 5,1 lên 10 triệu. Từ năm 1950-2000, tăng lên đến 15,9 triệu, song với tốc độ thấp hơn tốc độ gia tăng vào năm 2013 ước tính là 0,44%.

- Mật độ dân số trên 400 người/km², nếu không tính mặt nước thì sẽ hơn 500 người/km², thuộc vào hàng các quốc gia có mật độ dân số dày đặc nhất thế giới.

- Ngôn ngữ chính thức là tiếng Hà Lan

- Tôn giáo Cơ Đốc giáo là tôn giáo chi phối tại Hà Lan cho đến cuối thế kỷ XX. Tín đồ Cơ Đốc giáo chiếm 43,8% tổng dân số, trong đó Công giáo La Mã với 23,7%, Tin Lành với 15,5% và các giáo phái Cơ Đốc khác là 4,6%. Tín đồ Hồi giáo chiếm 4,9% tổng dân số và các tôn giáo khác (như Do Thái giáoPhật giáo và Ấn Độ giáo) chiếm 1,1% còn lại.

- Khí hậu hải dương ôn hoà với mùa hè ấm và mùa đông mát, có độ ẩm cao đặc trưng. Những ngày đóng băng, tức nhiệt độ cao nhất dưới 0 °C, thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2. Những ngày giá lạnh, tức nhiệt độ thấp nhất là 0 °C thì xuất hiện nhiều hơn, thường là từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3. Các ngày ấm, tức nhiệt độ cao nhất trên 20 °C, thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, song tại một số nơi trong nước các ngày ấm này cũng có thể xuất hiện trong tháng 3.

II/- Chính trị

Hà Lan là quốc gia quân chủ lập hiến từ năm 1815. Quân chủ là nguyên thủ quốc gia, Willem-Alexander là quốc vương từ năm 2013. Theo hiến pháp, chức vụ này có quyền lực hạn chế, có quyền được nhận báo cáo và được tham vấn trong các vấn đề chính quyền.

Quyền lực hành pháp thuộc về Hội đồng Bộ trưởng, đây là hội đồng thảo luận của nội các Hà Lan. Nội các thường gồm 13 đến 16 bộ trưởng và một số lượng thay đổi các quốc vụ khanh. Có từ một đến ba bộ trưởng là bộ trưởng không bộ. Người đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội (Staten-Generaal) lưỡng viện, tức cơ quan có quyền lập pháp. 150 thành viên của Chúng nghị viện (Tweede Kamer), tức hạ viện, được bầu cử trực tiếp theo cơ sở đại diện tỷ lệ danh sách đảng. Các cuộc bầu cử được tổ chức bốn năm một lần.

Hà Lan có hệ thống đa đảng, không đảng nào nắm thế đa số trong nghị viện kể từ thế kỷ XIX, và các nội các liên minh được hình thành. Kể từ khi thi hành phổ thông đầu phiếu vào năm 1919, hệ thống chính trị Hà Lan chịu sự chi phối của ba nhóm chính đảng: Mạnh nhất là những người dân chủ Cơ Đốc giáo, thứ nhì là lực lượng dân chủ xã hội với đại diện là Công đảng và thứ ba là lực lượng tự do với đại diện chủ yếu là Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ.

III/- Kinh tế

Hà Lan có nền kinh tế phát triển, giữ một vai trò đặc biệt trong kinh tế châu Âu từ nhiều thế kỷ. Kể từ thế kỷ XVI, các ngành đóng tàu, ngư nghiệp, nông nghiệp, mậu dịch và ngân hàng là các lĩnh vực dẫn đầu của kinh tế Hà Lan. Tính đến năm 2013, các đối tác mậu dịch chủ chốt của Hà Lan là Đức, Bỉ, Anh, Mỹ, Pháp, Ý, Trung Quốc và Nga. Hà Lan là một trong mười quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Thực phẩm là ngành lớn nhất, các ngành lớn khác là hoá chất, luyện kim, chế tạo máy, hàng điện tử, mậu dịch, dịch vụ và du lịch. Hà Lan có GDP danh nghĩa lớn thứ 18 thế giới, và GDP danh nghĩa bình quân đứng thứ 13 thế giới vào năm 2016 theo số liệu của IMF. Amsterdam là thủ đô tài chính và kinh doanh của Hà Lan. Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam (AEX) là bộ phận của Euronext, đây là sàn giao dịch chứng khoán cổ nhất trên thế giới và nằm trong số các thị trường chứng khoán lớn

IV/- Nông nghiệp

Khu vực nông nghiệp của Hà Lan được cơ giới hoá cao độ, và tập trung mạnh vào xuất khẩu quốc tế. Ngành này sử dụng khoảng 4% lực lượng lao động của Hà Lan song tạo ra thặng dư lớn cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đóng góp 21% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan. Hà Lan xếp thứ hai thế giới về giá trị xuất khẩu nông nghiệp, chỉ sau Hoa Kỳ với nguồn thu xuất khẩu là 80,7 tỉ euro vào năm 2014, tăng so với 75,4 tỉ euro vào năm 2012.

 Hà Lan từng cung cấp một phần tư tổng cà chua xuất khẩu trên thế giới và việc buôn bán một phần ba xuất khẩu của thế giới về ớt, cà chua và dưa chuột là thông qua Hà Lan. Hà Lan cũng xuất khẩu một phần mười lăm táo tây của thế giới. Ngoài ra, xuất khẩu nông sản của Hà Lan còn có cây tươi cắt, hoa và củ hoa, chiếm hai phần ba tổng xuất khẩu toàn thế giới.

V/- Giao thông

Khoảng một nửa số hành trình tại Hà Lan được tiến hành bằng ô tô, 25% bằng xe đạp, 20% bằng cách đi bộ, và 5% sử dụng giao thông công cộng. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ là 139.295 km, gồm có 2.758 km đường cao tốc, Hà Lan có một trong các mạng lưới đường bộ dày đặc nhất trên thế giới, hơn nhiều so với Đức hay Pháp song thấp hơn Bỉ. Khoảng 13% toàn bộ quãng đường được đi bằng phương tiện công cộng, đa số là dùng tàu hoả. Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, mạng lưới đường sắt Hà Lan gồm 3.013 km cũng khá dày đặc. Mạng lưới hầu hết tập trung vào dịch vụ đường sắt chở khách và liên kết gần như toàn bộ các thành thị chính.

VI/- Giáo dục

Giáo dục tại Hà Lan có tính chất nghĩa vụ đối với trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Toàn bộ trẻ em tại Hà Lan thường theo học tiểu học từ 4 đến 12 tuổi. Tiểu học gồm có tám năm, và dựa trên một bài kiểm tra năng lực, khuyến nghị của giáo viên năm lớp tám và ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, sẽ có một lựa chọn về một trong ba hướng giáo dục trung học (sau khi hoàn thành một chương trình, học sinh vẫn có thể tiếp tục vào năm áp chót của chương trình kế tiếp). Kể từ tháng 9 năm 2002, hệ thống giáo dục bậc đại học tại Hà Lan được tổ chức theo một hệ thống ba chu kỳ gồm cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

VII/- Y tế

Hầu hết bệnh viện tại Hà Lan do tư nhân điều hành, thuộc các tổ chức phi lợi nhuận, song hầu hết nhà cung cấp bảo hiểm y tế là các công ty vì lợi nhuận. Có khoảng 90 tổ chức bệnh viện tại Hà Lan, một số điều hành nhiều bệnh viện trên thực tế, thường là do hợp nhất các bệnh viện độc lập vào trước đó. Hà Lan có một mạng lưới 160 trung tâm chăm sóc sơ cấp cấp tính luôn mở cửa, do vậy mọi người có thể tiếp cận dễ dàng. Phân tích của Viện Quốc gia về Y tế công cộng và Môi trường Hà Lan cho thấy rằng 99,8% cư dân có thể được vận chuyển đến một đơn vị cấp cứu hoặc

Bảo hiểm y tế tại Hà Lan là điều bắt buộc. Y tế tại Hà Lan được bao phủ bởi hai hình thức bảo hiểm luật định: thường gọi là "bảo hiểm cơ bản", bao gồm chăm sóc y tế thông thường. Bảo hiểm Algemene Wet Bijzondere Ziektekosten (AWBZ) bao gồm điều dưỡng và chăm sóc y tế dài hạn. Trong khi cư dân Hà Lan được tự động nhận bảo hiểm AWBZ từ chính phủ, thì mọi người phải mua bảo hiểm y tế cơ bản cho mình (basisverzekering), ngoại trừ những người dưới 18 được tự động gắn liền theo tiền đóng bảo hiểm của cha mẹ.

VIII/- Phong tục tập quán

1. Nói không với sự phô trương: Rất khó để bạn biết được người đối diện có địa vị xã hội ra sao, gia cảnh như thế nào. Sự bình đẳng trong tính cách người Hà Lan thể hiện ở cả cách mà họ ăn mặc và đối xử với nhau, rất giản dị chứ không hề "ham thể hiện" như ở những quốc gia đỏm dáng khác.

2. Nổi tiếng về sự thẳng thắn: Người Hà Lan thẳng thắn vô cùng. Trong giờ học, sinh viên có thể dễ dàng phản bác thầy giáo và đưa ra quan điểm của mình mà không sợ bị "trù dập" và các thầy cô cũng rất khuyến khích học trò của mình thành thật bày tỏ ý kiến (điều này cũng lí giải một phần việc thầy cô Hà Lan rất chuộng "ra bài" viết luận cho sinh viên).

Nếu không hài lòng về điều gì, họ sẽ nói toẹt ra chứ không dùng cách nói tế nhị, hay nếu cần sự giúp đỡ thì họ sẽ đề nghị ngay lập tức. Ban đầu có lẽ bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên, nhưng dần dà rồi sẽ quen.

3. Những đề tài chuyện trò quen thuộc: Đối với những cuộc gặp đầu tiên, bạn nên chỉ quanh quẩn chuyện trò quanh các chủ đề như thời tiết, đất nước, du lịch, tình hình xã hôi và tuyệt đối tránh những vấn đề nặng tính quan điểm cá nhân là phê phán hoàng gia Hà Lan, tôn giáo, đảng phái chính trị và thu nhập. Bạn bè Hà Lan sẽ rất thích thú nếu bạn tỏ ra hiểu biết tình hình thời sự xã hội của đất nước họ. Ngoài ra, họ cũng sẽ rất quan tâm đến phong tục văn hoá của Việt Nam nên cứ thoải mái chia sẻ với họ.

4. Khen và chê: Người Hà Lan có thói quen tự đánh giá bản thân qua ý kiến của chính mình chứ không phải thông qua ý kiến của người khác. Với họ, lời khen không quan trọng và bạn ít khi nghe được những lời tán dương của họ. Họ cũng ít khi đưa ra các lời bình phẩm. Một người mà luôn miệng khen ai đó hay bình phẩm này nọ sẽ bị coi là kẻ xu nịnh, không thật thà hoặc ngớ ngẩn. Những lời phê bình thường xuất phát từ những người hiểu biết, và khi bạn quen với điều này thì bạn sẽ thấy những lời chê lại rất có ích cho bạn. Do vậy, nếu bạn có phê bình ai đó thì cũng đừng lo mình đang xúc phạm đến họ. Người Hà Lan sẽ có thể tranh luận với bạn, nhưng họ sẽ không cảm thấy bị xúc phạm.

Thói quen tự thanh toán: Có một thói quen của người Hà Lan khi cùng vào tiệm ăn hay quán cà phê, đó là mọi người tự thanh toán phần chi phí của mình. Điều này hết sức bình thường ở Hà Lan. Và vì thế, nếu bạn học ngoại ngữ thì bạn đã khá quen với câu nói 'going Dutch' hay 'pay Dutch', có nghĩa là cùng thanh toán chi phí. Nếu bạn là người nước ngoài và một người Hà Lan mời bạn đi ăn và có ý định thanh toán cả phần tiền của bạn thì họ sẽ nói rõ cho bạn ngay từ đầu rằng bạn là khách mời. Còn nếu không thì tốt nhất bạn nên tự thanh toán phần của mình.

Nếu sau một bữa ăn của một nhóm người, người phục vụ mang ra tờ Hóa đơn thanh toán thì một trong số họ sẽ đọc to phần tiền của từng người lên, và không ai cảm thấy khó xử vì điều này cả. Nếu lúc ấy mà một người tuyên bố trả tiền cho tất cả thì quả là bất bình thường. Còn nếu một ai đó thanh toán Hóa đơn bằng thẻ tín dụng thì những người còn lại sẽ trả lại cho anh ta bằng tiền mặt phần của họ.

5. Quà tặng: Bạn nên thận trọng với chuyện tặng quà cho đối tác người Hà Lan. Với họ, nhận quà đắt tiền hay được ưu đãi cũng có nghĩa nhận trách nhiệm đối với bạn, hối lộ hoặc mất công bằng đối với người khác. Vì thế, bạn chỉ nên bắt đầu với một món quà nhỏ vì nó không khiến đối tác người Hà Lan bị khó xử. Tốt nhất là bạn nên chờ cho tới khi gây dựng được mối quan hệ làm ăn tốt và tin cậy rồi thì hãy tặng quà.

6. Thời gian: Người Hà Lan rất coi trọng chuyện đúng giờ như đã thỏa thuận. Nếu đến muộn, bạn nhất định phải thông báo qua điện thoại và nêu lý do thỏa đáng. Một khi đã thu xếp các cuộc hẹn gặp làm việc với người Hà Lan thì rất hiếm khi có thể thay đổi vào phút cuối. Người Hà Lan không thích hẹn gặp một cách ngẫu hứng, mà thường xin gặp hoặc thu xếp các cuộc gặp trước đấy khoảng hai tuần qua điện thoại hoặc fax. Tháng 7, tháng 8 và cuối tháng 12 là kỳ nghỉ của người Hà Lan và họ không thích hẹn gặp làm việc.

7. Mời: Bữa ăn làm việc với đối tác người Hà Lan thường đơn giản, rất hiếm khi với thực đơn dài và sang trọng. Nếu đối tác người Hà Lan không nói rõ là họ mời thì thường ai trả tiền cho phần của người đó. Một khi đã mời cả phu nhân hoặc phu quân thì trong bữa ăn không đề cập đến chuyện làm ăn. Điều rất quan trọng là chủ và khách đến đúng giờ đã dự định cho bữa ăn. Mời nhau về nhà là chuyện rất đặc biệt.

Khách được mời nên đến dự với bó hoa, socola hoặc chai rượu ngon. Người Hà Lan rất sành rượu vang nên bạn nhớ chọn loại rượu vang ngon. Bạn cũng có thể tặng sách hay bút viết cao cấp. Nếu bạn được họ mời đến nhà sau 20h thì có nghĩa là không có bữa ăn tối. Nếu bạn được họ mời đến nhà uống cà phê sáng vào cuối tuần thì nên chủ động tạm biệt sau cốc cà phê thứ hai.

8. Danh thiếp: Người Hà Lan rất coi trọng chức tước và học hàm học vị nên liệt kê rất đầy đủ trên danh thiếp, nhưng cũng chỉ trên danh thiếp và trong các giao dịch bằng văn bản. Khi xưng hô và giao dịch trực tiếp, họ thường không nêu những chức danh và học hàm học vị ấy. Danh thiếp thường được trao ở cuối chứ không phải khi bắt đầu cuộc gặp.

Thảo Uyên - PTP.LS&HTQT

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay953
  • Tháng hiện tại24,179
  • Tổng lượt truy cập1,530,900
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây