| THÀNH QUẢ CÔNG TÁC PHÂN GIỚI CẮM MỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH QUA HƠN 10 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN | THÀNH QUẢ CÔNG TÁC PHÂN GIỚI CẮM MỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH QUA HƠN 10 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN | Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới dài khoảng 240km (trên tổng số 1.137 km của toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, đi qua 10 tỉnh), tiếp giáp với 03 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia: Svay Riêng, Prey Veng và Tboung Khmum. Khu vực biên giới của tỉnh gồm có 05 huyện, thị xã biên giới với 20 xã và 43 ấp biên giới; tiếp giáp với 06 huyện, 01 thành phố với 23 xã, phường của Campuchia. |  Ngày 27/9/2006, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen đã đến làm lễ khánh thành cột mốc 171 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - BaVet
Thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định năm 2005, từ tháng 7/2006 tỉnh Tây Ninh triển khai thực hiện công tác phân giới cắm mốc biên giới, đầu tiên là khởi công xây dựng cột mốc 171 tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Ba Vét được hai bên hoàn thành vào tháng 9/2006, theo kế hoạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ cắm 101 vị trí với 109 cột mốc chính, cụ thể: 01 mốc ba, 06 mốc đôi, 94 mốc đơn (trên tổng số 371 cột mốc của toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia), chiếm gần 1/3 số mốc của toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Để thực hiện công tác phân giới cắm mốc trên địa bàn tỉnh, Tây Ninh thành lập 02 Đội Phân giới cắm mốc số 6 và 6B: Đội số 6 được thành lập tháng 05/2006; tiếp đó, được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao về việc tăng cường công tác phân giới cắm mốc nên tháng 9/2009 UBND tỉnh ra quyết định thành lập Đội PGCM số 6B Tây Ninh. Phía Campuchia có 02 Đội PGCM phối hợp với 02 Đội PGCM của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ, cụ thể Đội PGCM số 01 Campuchia và Đội PGCM 6 Tây Ninh đảm nhiệm từ cột mốc 131 đến cột mốc 179 với 57 cột mốc chính sẽ được cắm và hiện nay đã cắm được 50 cột mốc còn lại 07 cột mốc của khu vực Vàm Trảng Trâu (từ 139 đến 145 – đây là một trong 07 khu vực còn tồn đọng trên toàn tuyến, thuộc thẩm quyền của Trung ương). Đội PGCM số 05 Campuchia và Đội PGCM số 6B Tây Ninh đảm nhiệm từ cột mốc 79 (1) đến cột mốc 130 với số lượng 52 cột mốc chính đã được xây dựng hoàn thành. Trải qua hơn 10 năm triển khai thực hiện công tác phân giới cắm mốc trên địa bàn tỉnh, với sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của Chính phủ của các Bộ, ngành có liên quan, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các đơn vị, địa phương có liên quan, và tinh thần nêu cao trách nhiệm, sự nỗ lực của Sở Ngoại vụ - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo PGCM cắm mốc tỉnh và 02 Đội PGCM số 6 và 6B của tỉnh. Lũy kế cho đến nay, tỉnh đã triển khai xây dựng hoàn thành 102/109 cột mốc chính (đạt 93,57%), phân giới được 228/240km (đạt 95%), xác định xong 479 vị trí mốc phụ, cọc dấu và xây dựng hoàn chỉnh 218 mốc phụ, cọc dấu mang số hiệu chẵn (gồm 172 mốc phụ và 46 cọc dấu) theo đúng tinh thần chỉ đạo và quyết tâm của Trung ương là tỉnh hoàn thành sớm trong công tác xây dựng mốc phụ và cọc dấu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia. Campuchia triển khai xây dựng 261 mốc phụ, cọc dấu mang số hiệu lẻ. Hai đội phân giới cắm mốc của tỉnh đã phối hợp với 02 Đội PGCM số 1 và số 5 Campuchia hoàn thiện, ký, nghiệm thu và nộp giao trung ương được 1.535 hồ sơ mốc gồm: 472 Biên bản cắm mốc, 119 Biên bản mô tả hướng đi đường biên giới, 472 Bảng tọa độ và độ cao cột mốc, 472 Bảng đăng ký cột mốc. Với những kết quả trong công tác phân giới cắm mốc mà tỉnh đã đạt được hơn 10 năm qua, góp phần cho việc hoàn thiện, ký kết Nghị định thư ghi nhận 84% khối lượng công tác PGCM trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và Hiệp ước bổ sung 2019, được thủ tướng Chính phủ 02 nước Việt Nam và Campuchia ký kết tại Hà Nội vào ngày 05/10/2019 vừa qua./. Thu Hằng | 8/31/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA SỞ NGOẠI VỤ TÂY NINH | KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA SỞ NGOẠI VỤ TÂY NINH | Sở Ngoại vụ với vai trò Thường trực Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh cùng với chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đối ngoại nên đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền về đối ngoại và phân giới cắm mốc. Do đó, hằng năm Sở Ngoại vụ đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Nhất là từ năm 2015 đến nay Sở Ngoại vụ đã triển khai công tác tuyên truyền một cách hiệu quả, kết quả đạt được như sau: | Thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ký ngày 27/12/1985 (Gọi tắt là Hiệp ước 1985) và Hiệp ước bổ sung được ký ngày 10/10/2005 (Gọi tắt là Hiệp ước bổ sung 2005), công tác phân giới cắm mốc trên địa bàn tỉnh được triển khai từ giữa năm 2006 cho đến nay. Và để thông tin kịp thời đến các đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới. Ban Giám đốc Sở cử 01 đồng chí là Trưởng phòng Quản lý Biên giới với vai trò là báo cáo viên tuyên truyền cùng với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham gia về công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và kết quả phân giới cắm mốc Việt Nam – Campuchia tại các Hội nghị của tỉnh, tổ chức các đợt tuyên truyền cho Nhân dân và cán bộ, công chức của xã Tân Hà (huyện Tân Châu), xã Biên Giới (huyện Châu Thành); đồng thời phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức triển khai công tác tuyên truyền về công tác đối ngoại, kết quả công tác phân giới cắm mốc và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới cho các lớp trung cấp lý luận chính trị do trường Chính trị tỉnh tổ chức tại tỉnh và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Cụ thể trong 05 năm qua đã tham gia báo cáo tuyên truyền đến 41 lớp với 4.222 người tham dự, trong đó có 01 lớp dành cho báo cáo viên cấp tỉnh; 02 lớp dành cho cán bộ chủ chốt huyện Bến Cầu và Dương Minh Châu; 01 lớp dành cho các thành viên trong Ban chấp hành Đảng ủy khối và Cấp ủy các Chi, đảng bộ trực thuộc của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; 01 lớp dành cho cán bộ làm công tác Công đoàn của tỉnh. Ngoài ra, để tăng cường công tác tuyên truyền về biên giới, biển đảo với nhiều hình thức phong phú, trực quan sinh động hơn, Sở Ngoại vụ đã liên hệ trực tiếp với Ủy ban biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao đề nghị hỗ trợ, cung cấp cho tỉnh một số các tài liệu, tờ rơi, đĩa DVD, và đã được chấp thuận và được cung cấp với số lượng khá lớn. Sau khi nhận được các tài liệu tuyên truyền của Trung ương, Sở đã triển khai đến các Sở, ban, ngành, địa phương và các lực lượng vũ trang và đặc biệt là 15 Đồn biên phòng, 5 huyện, thị xã biên giới và 20 xã biên giới. Vớ số lượng cụ thể: - 184 cuốn Sách tuyên truyền về biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; - 1.790 Tờ rơi tuyên truyền về biển đảo Việt Nam; - 81 cuốn sách tuyên truyền về Biển đông; - Và 19 đĩa DVD tuyên truyền về biên giới, biển đảo. Thông qua các hình thức tuyên truyền đã giúp cán bộ, đảng viên, công chức và Nhân dân có nhận thức đúng đắn về chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và công tác phân giới cắm mốc, hiểu biết thêm về thành tựu của công tác phân giới cắm mốc cũng như vai trò của nhân dân trong việc bảo vệ các cột mốc, cọc dấu đã cắm, xây dựng góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Campuchia./.
Thu Hằng
TP.QLBG
| 8/17/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Người dân Tây Ninh cần cài đặt ứng dụng Bluezone để nhận cảnh báo đã tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19 | Người dân Tây Ninh cần cài đặt ứng dụng Bluezone để nhận cảnh báo đã tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19 | Bluezone - Ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19 | Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch, Thủ tướng đề nghị người dân cài đặt ứng dụng Bluezone - Ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19. Ứng dụng Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE nhằm phát hiện những người tiếp xúc gần với người nhiễm qua Smartphone một cách nhanh chóng, chính xác, ít tốn kém. Ứng dụng Bluezone khai thác trên nguyên tắc: Bảo mật dữ liệu: Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên máy, không chuyển thông tin lên hệ thống; Không thu thập vị trí: Ứng dụng không thu thập dữ liệu về vị trí của người sử dụng; Ẩn danh: Mọi người tham gia cộng đồng sẽ ẩn danh với những người khác; Minh bạch: Dự án được mở mã nguồn theo bản quyền GPL 3.0 giúp minh bạch các hoạt động của ứng dụng. Ứng dụng cảnh báo cho bạn nếu tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, có thể ghi nhận tiếp xúc kể cả khi điện thoại đặt trong túi, tắt màn hình. Việc ghi nhận diễn ra hoàn toàn tự động, đảm bảo tính riêng tư vì mã số truyền giữa hai điện thoại thay đổi liên tục, không định danh. Các bước cài đặt Bluezone Hướng dẫn sử dụngNguồn: https://rd.zapps.vn/detail/1208242721877709843?id=da2bdbe7bfa256fc0fb3&pageId=1208242721877709843&broadcastId=11abc8a9e0ec09b250fd
| 8/10/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone (Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần) để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 | Triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone (Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần) để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 | | | 8/6/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Tuyên truyền Công văn số 1635/UBND-HCC về việc triển khai việc thanh toán phí, lệ phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh | Tuyên truyền Công văn số 1635/UBND-HCC về việc triển khai việc thanh toán phí, lệ phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh | | | 7/31/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên quan tới việc nối lại đường bay tới một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam đã bước đầu được kiểm soát | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên quan tới việc nối lại đường bay tới một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam đã bước đầu được kiểm soát | (MOFA) - Ngày 16/07/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi liên quan tới việc nối lại đường bay tới một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam đã bước đầu được kiểm soát, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
| Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng nước ngoài về khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Bộ Ngoại giao đã thông báo một số cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam về việc dự kiến nối lại đường bay tới Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan, Quảng Châu (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào) và Phnom Penh (Campuchia) từ giữa tháng 07/2020 trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng dịch với các điều kiện cụ thể, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Giao thông Vận tải đang trao đổi với cơ quan chức năng các quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên để thống nhất các vấn đề kỹ thuật bay, tần suất và lộ trình cụ thể. Trước mắt, Việt Nam sẽ ưu tiên các đối tượng đang được phép nhập cảnh hiện nay bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài là các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao, người vào với mục đích ngoại giao và công vụ, cùng một số trường hợp đặc biệt khác. Người nhập cảnh Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện kiểm dịch y tế và thực hiện cách ly phù hợp theo quy định về phòng chống dịch./.
| 7/17/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về khả năng Việt Nam và New Zealand nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về khả năng Việt Nam và New Zealand nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược | (MOFA) - Ngày 16/07/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết khả năng Việt Nam và New Zealand nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
| Năm nay, Việt Nam và New Zealand kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975, quan hệ Việt Nam và Niu Di-lân phát triển tích cực, bền vững. Việc nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2009 là cột mốc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng toàn diện, thực chất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Với kết quả đó, Việt Nam mong muốn và cam kết cùng Niu Di-lân nỗ lực sớm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới phù hợp với tinh thần của Tuyên bố chung giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Niu Di-lân năm 2018, về việc “Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện, hướng tới Đối tác Chiến lược”. Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns200716160750
| 7/17/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam | (MOFA) - Ngày 02/07/2020, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
| Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại vi phạm tương tự trong tương lai. Nguồn:http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns200702162151 | 7/6/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Thông tin về việc đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước | Thông tin về việc đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước | (MOFA) - Ngày 30/6/2020, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và hãng Hàng không VietJet đã phối hợp với các cơ quan chức năng Nhật Bản đưa hơn 225 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước an toàn. Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm đau, lao động hết hạn hợp đồng, không có nơi cư trú, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công dân tại sân bay.
| Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang tiếp tục xây dựng kế hoạch đưa công dân về nước, đáp ứng nhu cầu của công dân Việt Nam ở nước ngoài và phù hợp với năng lực cách ly trong nước./.
Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/nr170314091518/ns200701082430
| 7/1/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền; Thông báo | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020 của Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020 của Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) | (Baoquocte.vn) - Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020 của Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
| Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đằng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55 ngàn chức sắc, 145 ngàn chức việc, 29 ngàn cơ sở thờ tự; 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Nhà nước Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Chúng tôi ghi nhận việc Báo cáo Tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020 của Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề cập những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan và trích dẫn những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng về Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
| 5/12/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 01/5-16/8/2020 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 01/5-16/8/2020 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này | (MOFA) - Ngày 08/5/2020, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 01/5-16/8/2020 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
| Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước. Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông./.
| 5/12/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác Văn thư | Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác Văn thư | Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác Văn thư | | 5/8/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Thông báo | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng liên quan tới việc tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra báo cáo sai sự thật về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam | Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng liên quan tới việc tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra báo cáo sai sự thật về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam | (MOFA) - Ngày 23/04/2020, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên Liên quan tới việc tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra báo cáo sai sự thật về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ:
| Đây không phải lần đầu tiên tổ chức Phóng viên Không biên giới đưa ra những báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và với dụng ý xấu. Việc tổ chức Phóng viên Không biên giới tự cho phép xếp hạng tự do báo chí của một quốc gia theo những tiêu chí riêng của họ mà không thực sự hiểu rõ về điều kiện hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia khiến những đánh giá, nhận định của tổ chức này không có độ tin cậy và sức thuyết phục. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan. Báo chí Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích xã hội, các quyền tự do của nhân dân, đóng góp cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực cũng như trong việc chuyển tải thông tin công khai, minh bạch, kịp thời về những vấn đề nóng của đất nước, mà tiêu biểu hiện nay chính là bảo đảm thông tin chính xác, cập nhật COVID-19 đến được mọi người dân, tạo được đồng thuận trong xã hội trong nỗ lực phòng chống dịch. Người dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng hiệu quả các kênh báo chí, truyền thông để thực hiện các quyền của mình, và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong những năm vừa qua, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí về số lượng, đa dạng về loại hình. Hiện nay, trên cả nước có hơn 850 cơ quan báo in và báo điện tử, gần 90 kênh phát thanh và 195 kênh truyền hình cùng với sự tham gia của hơn 25 nghìn hội viên nhà báo đang tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí và tích cực sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, giúp đưa thông tin đầy đủ và kịp thời đến người dân Việt Nam. Các phóng viên, nhà báo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện tham gia tích cực vào việc phản ánh sâu rộng, toàn diện mọi khía cạnh đời sống đất nước. Các nhà báo tại Việt Nam cũng được luật pháp bảo vệ và đồng thời phải hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp, đóng góp có trách nhiệm vào lợi ích chung của người dân, cộng đồng và xã hội./. | 4/24/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /PublishingImages/2020-04/14a_qttm_Key_24042020082553.jpg | |
| Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng về việc tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ nhóm tin tặc APT32 tấn công mạng nhằm vào nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc tế | Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng về việc tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ nhóm tin tặc APT32 tấn công mạng nhằm vào nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc tế | (MOFA) - Ngày 23/04/2020, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Trả lời câu hỏi phóng viên về việc tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ nhóm tin tặc APT32 tấn công mạng nhằm vào nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc tế, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng cho biết: | Đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức. | 4/24/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /PublishingImages/2020-04/14a_qttm_Key_24042020082725.jpg | |
| Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng liên quan đến việc Trung Quốc ban hành cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông | Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng liên quan đến việc Trung Quốc ban hành cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông | (MOFA) - Ngày 23/04/2020, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên Liên quan đến việc Trung Quốc ban hành cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: | Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 UNCLOS. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối. | 4/24/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /PublishingImages/2020-04/14a_qttm_Key_24042020083008.jpg | |
| Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng về phản ứng của Việt Nam trước công hàm ngày 17/04 của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông | Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng về phản ứng của Việt Nam trước công hàm ngày 17/04 của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông | (MOFA) - Ngày 23/04/2020, tại Họp báo Thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước công hàm ngày 17/04 của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc nêu các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng khẳng định: | Như đã nêu tại Họp báo ngày 09/4/2020, việc Việt Nam gửi Công hàm tại Liên hợp quốc là việc làm bình thường để thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. Trước việc Trung Quốc lưu hành một số Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), ngày 30/3/2020, Việt Nam đã lưu hành Công hàm tại Liên hợp quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản gửi Liên hợp quốc và các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc. Ngày 10/4/2020, Việt Nam lưu hành Công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị. Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS./. | 4/24/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /PublishingImages/2020-04/14a_qttm_Key_24042020083208.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về thông tin gần đây liên quan đến tình hình phức tạp ở vùng biển của một số nước ASEAN | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về thông tin gần đây liên quan đến tình hình phức tạp ở vùng biển của một số nước ASEAN | (MOFA) - Ngày 21/4/2020, trả lời câu hỏi của báo chí về thông tin gần đây liên quan đến tình hình phức tạp ở vùng biển của một số nước ASEAN, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: | Là quốc gia ở Biển Đông và thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình. Việt Nam chân thành mong muốn quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 được tôn trọng; các bên liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thể hiện cam kết phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, khu vực và trên thế giới.
| 4/22/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /PublishingImages/2020-04/abcd_Key_22042020104523.jpg | |
| Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” tại “thành phố Tam Sa” | Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” tại “thành phố Tam Sa” | (MOFA) - Ngày 19/4/2020, trước việc Trung Quốc ngày 18/4/2020 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu:
| Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai./.
| 4/20/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /PublishingImages/2020-04/unnamed_Key_20042020074409.jpg | |
| Thông tin về việc đưa khách du lịch Anh về nước và đón một số công dân ta có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về Việt Nam | Thông tin về việc đưa khách du lịch Anh về nước và đón một số công dân ta có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về Việt Nam | (MOFA) - Với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam thực hiện công tác bảo hộ công dân, ngày 13/04/2020, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đưa khoảng 100 công dân Anh đi du lịch “mắc kẹt” tại Việt Nam và Campuchia do ảnh hưởng của dịch Covid-19 về nước trên chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Trong số đó, có một số người nhiễm Covid-19 đã được Việt Nam điều trị khỏi bệnh. Đây cũng là chuyến bay vận chuyển số khẩu trang là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tới Chính phủ và nhân dân Anh.
| Trên chuyến bay trở lại, các cơ quan liên quan của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã đưa một số công dân Việt Nam từ Anh, bao gồm học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước và hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn vào sáng 15/04/2020. Những người này sẽ được cách ly và giám sát y tế theo đúng quy định. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đã và đang rà soát, đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam hiện đang ở nước ngoài về nước vì lý do đặc biệt cần thiết, ưu tiên trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước./. | 4/15/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 8/4/2020 về việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ở Biển Đông | Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 8/4/2020 về việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ở Biển Đông | Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ngày 3/4/2020 ở Biển Đông. Trải nghiệm tương tự của chúng tôi đã cho thấy bao nhiêu niềm tin ở tình bạn đã bị mất đi trong những sự việc như vậy; và hành động nhân đạo của Việt Nam tạo nên biết bao tin tưởng khicứu mạng các ngư dân Philippines. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ơn Việt Nam. Với suy nghĩ đó, chúng tôi đưa ra tuyên bố về tình đoàn kết này. | Bộ Ngoại giao Philippines coi trọng việc gìn giữ hòa bình, ổn định tại Biển Đông và nhận thấy rằng những sự việc như trên làm xói mòn tiềm năngxây dựng quan hệ khu vực sâu sắc và đầy tin cậy giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc. Trong khi việc đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông đang có những tiến triển tích cực, điều quan trọng nhất làcần tránh các sự việc như trên và giải quyết các bất đồng theo hướng thúc đẩy đối thoại và nâng cao lòng tin. Việc tiếp tục củng cố các mối quan hệ khu vực đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh ASEAN – Trung Quốc cócam kết chung về cùng xử lý khủng hoảng hiện tại do đại dịch Covid-19 gây ra như nêu trong Tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona 2019 (Covid-19) ngày 20/2/2020. ASEAN đã ủng hộ Trung Quốc trong hội nghị đó trước sự chứng kiến của cả thế giới. ASEAN đã đúng khi đặt lòng tin vào Trung Quốc. Trung Quốc đã tương trợ to lớn các quốc gia như Philippines và những nước ở xa như Italia để chống lại dịch Covid-19. Chúng tôi sẽ luôn đánh giá caosự giúp đỡ đó. Theo cách khiêm tốn của mình, chúng tôi đã hỗ trợ khi khủng khoảng tại Vũ Hán ở mức xấu nhất. Một việc làm tốt nho nhỏ của chúng tôi là không tương xứng với sự đáp trả hào phòng của Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 không giống bất kỳ khủng hoảng nào trong quá khứ; không chỉ về quy mô tàn phá tiềm ẩn của nó mà còn cả về hi vọng có thể kiểm soát và chấm dứt nó bằng sựtoàn tâm toàn ý hợp tác và tin tưởng giữa các quốc gia. Chúng ta cần nhận ra rằng nếu bất kì ai trong chúng ta thất bại, số còn lại cũng sẽ thất bại theo; và nếu bất kì ai thành công thì thành công cần phải được nhân rộng. Cũng có thể tất cả chúng ta cuối cùng sẽ thất bại và phải hứng chịu hậu quả. Cách giải quyết đại dịch này vẫn còn xa vời và cần phải được phổ biển tới tất cả hoặc không ai cả. Khiêu khích nhaukhông bao giờ là thích hợp và hành động đó luôn đem lại thất bại của sự hung hăng hoặccái giá tàn khốc của chiến thắng. Nhưng lúc nào cũng là thời điểm tốt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia cũng như hòa bình và ổn định khu vực, nhất là trong thời kì đại dịch. Như chúng tôi đã nói, việc tạo thêm hiện trạng mới trên biển sẽ không bao giờ thúc đẩy được các quyền hợp pháp vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Do đó, chúng tôi kêu gọi các chính phủ hãy kiềm chế và ứng xử có chừng mực, đồng thời nhắc nhở người dân của mình nên hành xử như vậy. Covid-19 quả thực là một mối đe dọa hiện hữu, đòi hỏi sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau. Để đối phó đại dịch, không có nguồn lợi thủy sản hay bất kì yêu sách lịch sử ảo tưởng nào đáng để tranh giành như trong các vụ việc phía trên cả./. Nguồn: http://biengioilanhtho.gov.vn/vi/tin-tuc/tuyen-bo-cua-bo-ngoai-giao-philippines-ngay-8-4-2020-ve-viec-tau-ca-viet-nam-bi-dam-chim-o-bien-dong-856239.html | 4/10/2020 4:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng tại họp báo quốc tế về Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về COVID-19 | Phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng tại họp báo quốc tế về Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về COVID-19 | (MOFA) - Vào 15h30 ngày 09/04/2020, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã có bài phát biểu tại cuộc họp báo quốc tế về Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về COVID-19.
| Xin chào các quý vị, các bạn phóng viên Việt Nam và nước ngoài, và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, Xin cám ơn các Quý vị và các bạn đã quan tâm tham dự buổi họp báo quốc tế về Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN và ASEAN+3. 1. Như các bạn đều biết, thế giới và khu vực chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, chưa từng có, do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Toàn thế giới ghi nhận hàng triệu ca lây nhiễm, hàng chục ngàn người đã mất đi sinh mạng do dịch bệnh. Đời sống kinh tế, xã hội của hàng trăm quốc gia đang bị đảo lộn. Tại khu vực Đông Nam Á, dịch bệnh đã lan đến toàn bộ các quốc gia thành viên ASEAN với tổng số ca lây nhiễm là hơn 14 ngàn, 493 ca tử vong. Dịch bệnh cũng tác động đến nền kinh tế các nước ASEAN, nhất là các ngành kinh doanh dịch vụ, vốn chiếm đến 30% tổng GDP của ASEAN, gây gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Nhiều người dân đứng trước nguy cơ bị mất việc làm, an sinh xã hội bị thách thức. Nhiều hoạt động của ASEAN kể từ đầu năm 2020 đã phải tạm hoãn hoặc lùi thời gian tổ chức, trong đó có Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. 2. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phát huy vai trò chủ tịch ASEAN và trên tinh thần Gắn kết và Chủ động thích ứng, Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy các nỗ lực chung, đồng bộ của Cộng đồng ASEAN trong ứng phó dịch bệnh. Sau khi tham vấn với các Nhà Lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 14/2, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. Hội đồng Điều phối ASEAN, gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tổ chức 2 phiên họp ngày 20/2 và ngay sáng nay 9/4/2020 để trao đổi về các biện pháp phối hợp và hợp tác trong ASEAN cũng như với các Đối tác ứng phó dịch bệnh. Trong kênh y tế, ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát, các cơ chế ứng phó dịch bệnh khẩn cấp của khu vực ASEAN và với các Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (các nước +3) đã được khởi động. Các Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng phụ trách du lịch v.v. của ASEAN đều ra Tuyên bố và thống nhất các biện pháp hành động chung để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. 3. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đã thúc đẩy việc thành lập và tổ chức cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác liên ngành cấp quan chức cao cấp (cấp Thứ trưởng) với sự tham gia của các cơ quan liên quan của ASEAN vào ngày 31/3/2020 để thống nhất khuyến nghị về các bước triển khai phối hợp và hành động tiếp theo trong ASEAN. Trên cơ sở các khuyến nghị của Nhóm công tác liên ngành, tại cuộc họp lần thứ 25 của Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì sáng nay (9/4), các Bộ trưởng Hội đồng Điều phối ASEAN đã nhất trí với khuyến nghị của Nhóm và sẽ trình những khuyến nghị này lên Lãnh đạo Cấp cao. Các khuyến nghị này tập trung vào 3 khía cạnh: (i) kiểm soát, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh; (ii) hỗ trợ người dân các nước ASEAN chịu tác động của dịch bệnh, trong đó có hỗ trợ lãnh sự cho công dân ASEAN sinh sống, làm việc và học tập ở các quốc gia thành viên của nhau và ở các nước thứ ba và (iii) giảm thiểu các tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh. Nhiều đề xuất cụ thể, thiết thực đã được xem xét như khả năng lập Quỹ hợp tác chung của ASEAN ứng phó COVID-19; lập kho dự trữ vật tư y tế thiết yếu để đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp trong bối cảnh dịch bệnh; lập mạng lưới các chuyên gia y tế công cộng của ASEAN và với các Đối tác để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm soát và điều trị các ca bệnh; ngăn chặn tin tức giả mạo, sai lệnh, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng khu vực; đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ các nhu yếu phẩm và vật tư y tế cần thiết cho người dân; hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch bệnh; xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế hậu dịch bệnh v.v. Các nước ASEAN cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ các nỗ lực và nâng cao khả năng tự cường, thích ứng hiệu quả trước các thách thức của dịch bệnh, giữ vững đà hợp tác ASEAN và vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách này. 4. Tại Hội nghị của Hội đồng Điều phối ASEAN, các Bộ trưởng cũng nhất trí kế hoạch tổ chức các Hội nghị Cấp cao đặc biệt của ASEAN và Cấp cao đặc biệt giữa ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) về Ứng phó dịch bệnh COVID-19 trực tuyến ngày 14/4/2020. Hội nghị sẽ do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch ASEAN+3 chủ trì. Dự kiến, các Nhà Lãnh đạo sẽ thông qua 2 văn kiện quan trọng là Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh COVID-19, qua đó, khẳng định cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của ASEAN và các nước ASEAN+3 trong ngăn ngừa và loại bỏ các nguy cơ của dịch bệnh đe dọa cuộc sống người dân, ổn định tình hình kinh tế-xã hội các quốc gia thành viên. Xin cám ơn./. | 4/10/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc khi nào các cơ quan đại diện nước ngoài, các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại bình thường | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc khi nào các cơ quan đại diện nước ngoài, các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại bình thường | (MOFA) - Ngày 09/04/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về việc khi nào các cơ quan đại diện nước ngoài, các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại bình thường, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
| Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng những biện pháp có tính chất tạm thời, trong đó biện pháp cách ly xã hội là rất cần thiết để phòng chống và ngăn ngừa hiệu quả, không cho dịch lan rộng trong cộng đồng. Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát và kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế dịch bệnh./. | 4/10/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên quan đến việc hỗ trợ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân về nước | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên quan đến việc hỗ trợ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân về nước | (MOFA) - Ngày 09/04/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên Liên quan đến việc hỗ trợ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
| Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ công dân, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất để những người nước ngoài gặp khó khăn trong quá trình di chuyển sớm trở về quê hương. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, tổ chức một số chuyến bay để đưa công dân một số nước châu Âu về nước. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện để người nước ngoài về nước phù hợp với các quy định của Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu y tế phòng dịch. | 4/10/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Bộ Ngoại giao hỗ trợ giải quyết nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có du học sinh và người lao động | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Bộ Ngoại giao hỗ trợ giải quyết nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có du học sinh và người lao động | (MOFA) - Ngày 09/04/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên về việc Bộ Ngoại giao hỗ trợ giải quyết nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có du học sinh và người lao động, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
| Trong thời gian vừa qua, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước cũng như ở nước ngoài hỗ trợ gần 1.500 công dân về nước an toàn. Hiện nay vẫn còn một vài công dân bị “kẹt” tại các sân bay quốc tế nước ngoài do các quốc gia và vùng lãnh thổ thay đổi các chính sách về xuất nhập cảnh, quá cảnh, các hãng hàng không dừng hủy và thay đổi lịch trình bay để phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra theo tôi được biết, có một số công dân Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về thị thực lưu trú tại nước ngoài do không tìm được chuyến bay về nước. Các cơ quan đại diện Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không quốc tế, cơ quan chức năng sở tại để tháo gỡ các khó khăn về thị thực lưu trú, đảm bảo chăm sóc y tế, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, hỗ trợ tìm kiếm, thu xếp chuyến bay phù hợp để về Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần nhắc lại rằng, không phải trong mọi trường hợp cơ quan đại diện có thể giải quyết được tất cả các vướng mắc để công dân về nước. Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước. Đối với một số ít trường hợp người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân và hợp đồng lao động hợp pháp ở nước ngoài, sẽ cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra nhân thân và có phương án xử lý thích hợp. | 4/10/2020 12:00 PM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về thông tin tàu cá QNg 90617 TS cùng 08 ngư dân Việt Nam gặp nạn tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về thông tin tàu cá QNg 90617 TS cùng 08 ngư dân Việt Nam gặp nạn tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam | (MOFA) - Ngày 03/04/2020, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin tàu cá QNg 90617 TS cùng 08 ngư dân Việt Nam gặp nạn tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
| Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và 08 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Ngày 03/04/2020, đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, đến ngày 03/04/2020, 08 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 90617 TS đã được tiếp nhận an toàn./.
| 4/6/2020 9:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc hỗ trợ của Việt Nam đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân của mình về nước | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc hỗ trợ của Việt Nam đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân của mình về nước | (MOFA) - Ngày 03/04/2020, trả lời câu hỏi phóng viên về việc hỗ trợ của Việt Nam đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc đưa công dân của mình về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
| “Do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ phải thay đổi các quy định liên quan tới xuất nhập cảnh, quá cảnh; các hãng hàng không dừng/huỷ chuyến bay, do vậy nhiều người nước ngoài tại Việt Nam gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, chưa thể về nước. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang chủ động chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện công tác bảo hộ công dân của mình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cách ly và lưu trú, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân nước ngoài rời khỏi Việt Nam phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu y tế phòng dịch. Những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam được các cơ quan đại diện nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao.”/.
| 4/6/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trước thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã triển khai hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu-bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trước thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã triển khai hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu-bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam | (MOFA) - Ngày 26/03/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã triển khai hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu-bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
| Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực cũng như nỗ lực của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
| 3/31/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trước thông tin Đài Loan diễn tập bắn đạn thật xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa | Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trước thông tin Đài Loan diễn tập bắn đạn thật xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa | (MOFA) - Ngày 26/03/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên cho biết Phản ứng trước thông tin Đài Loan diễn tập bắn đạn thật xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
| Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Như đã nhiều lần khẳng định, việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không được tiến hành hoạt động diễn tập trái phép nêu trên cũng như lặp lại vi phạm trong tương lai./.
| 3/31/2020 10:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính bảo đảm thiết thực, hiệu quả | Thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính bảo đảm thiết thực, hiệu quả | Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Sở Ngoại vụ đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-SNgV ngày 03/2/2020 về tuyên truyền cải cách hành chính năm 2020. | Thông qua công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và người đứng đầu, công chức tích cực tham gia công tác tuyên truyền CCHC; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường sự hiểu biết của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về CCHC, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; khuyến khích người dân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm chi phí; tạo điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tích cực góp ý, tham gia hoàn thiện TTHC, giám sát cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện. Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm CCHC của tỉnh năm 2020. Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; các TTHC đã được đơn giản hóa, ban hành mới; tuyên truyền việc phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước các cấp, đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tuyên truyền về ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, khuyến khích người dân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí; đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, đầu tư, xây dựng và thuế. Tuyên truyền đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp về việc gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Thông tin kịp thời các phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về các quy định hành chính, TTHC. Văn phòng sở chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn với Phòng thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về CCHC để tham mưu tuyên truyền phổ biến. Phổ biến, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức các thủ tục thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của sở thông qua hình thức niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của sở. Tham mưu tuyên truyền về CCHC tại cơ quan qua các hình thức: đưa thông tin trên mạng nội bộ; viết tin, bài cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan; tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, buổi sinh hoạt của các đoàn thể. | 3/18/2020 11:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | Bài viết | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |
| Bản tin về việc thay đổi tạm thời một số quy định xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài | Bản tin về việc thay đổi tạm thời một số quy định xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài | | Trước diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ Việt Nam quyết định: (i) tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ai-len trong vòng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam; (ii) tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Các quyết định nêu trên có hiệu lực 30 ngày kể từ 12:00’ ngày 15 tháng 03 năm 2020 và không áp dụng với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao và công vụ. Các trường hợp người nước ngoài là chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao khi nhập cảnh phải qua kiểm tra y tế và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp tại doanh nghiệp, cơ sở lưu trú theo đúng quy định. Việt Nam đã thông báo quyết định này tới các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phối hợp với các nước, các tổ chức và đối tác quốc tế, kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, không để dịch lây lan trong cộng đồng./.
| 3/18/2020 8:00 AM | Đã ban hành | Thông tin tuyên truyền | | Xem chi tiết | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | |