Nhiều Điểm Mới Về Quản Lý Hoạt Động Các Tổ Chức Phi Chính Phủ Nước Ngoài

Thứ hai - 21/11/2022 09:38 2.519 0
Có hiệu lực từ ngày 01/11/2022, Nghị định 58/2022/NĐ-CP ngày 31/8/2022 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tại Việt Nam có nhiều điểm mới so với quy định cũ.

Gần 500 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Hiện tại, gần 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Viện trợ PCPNN được triển khai trên 63 tỉnh/ thành phố, trong tất cả các lĩnh vực từ y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường... đến xây dựng chính sách và thực thi pháp luật.

Hầu hết các tổ chức PCPNN chấp hành tốt quy định pháp luật Việt Nam, thực hiện đầy đủ các cam kết với chính quyền, địa phương và góp phần triển khai những chương trình, dự án, phi dự án hữu ích với mục đích nhân đạo, hỗ trợ phát triển.

Tuy nhiên, công tác đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN theo quy định tại Nghị định 12/2012/NĐ-CP ngày 1/3/2012  đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể như sau:

- Nghị định 12 và Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định 12 có những quy định không còn phù hợp với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin.

- Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động PCPNN còn phân tán, thiếu đồng bộ; mỗi địa phương có sự phân công cơ quan quản lý khác nhau phụ trách mảng công tác PCPNN; sự phối hợp công tác giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương với địa phương chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả.

- Phạm vi, hình thức hoạt động của các tổ chức PCPNN được mở rộng hơn. Một vài tổ chức có vi phạm về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, có trường hợp tác động đến xây dựng chính sách và luật pháp của ta, đặt ra vấn đề an ninh chính trị cần được quan tâm.

-  Chủ trương, đường lối của Đảng (Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/1/2003, Kết luận của Ban Bí thư số 98-KL/TW ngày 22/6/2014 về công tác PCPNN) và quy định mới của pháp luật đòi hỏi sự rà soát lại cơ chế quản lý công tác PCPNN trong tình hình mới.

Tình hình trên đặt ra nhu cầu cần thiết ban hành Nghị định 58.

Rút ngắn thời hạn xử lý thủ tục cấp, gia hạn Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức PCPNN

So với 12/2012/NĐ-CP Nghị định  Nghị định số 58/2022/NĐ-CP có nhiều điểm mới. Cụ thể, bỏ quy trình hai bước trong đăng ký và triển khai hoạt động (đăng ký hoạt động sau đó đăng ký thành lập Văn phòng dự án hoặc Văn phòng đại diện). Các tổ chức PCPNN được đăng ký hoạt động hoặc đăng ký thành lập Văn phòng đại diện với điều kiện giản tiện.

Đơn giản hoá và rút ngắn thời hạn xử lý thủ tục cấp, gia hạn Giấy đăng ký xuống còn 30 ngày làm việc, thời hạn xử lý thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại xuống còn 25 ngày làm việc, giảm đáng kể so với quy định tại Nghị định 12 lần lượt là 45 và 30 ngày làm việc.

Quy định thống nhất thông tin trong đơn đề nghị đối với các loại thủ tục cấp, gia hạn; rút gọn thông tin trong đơn đề nghị đối với các loại thủ tục về sửa đổi, bổ sung, cấp lại giúp đơn giản hoá thủ tục hành chính và minh bạch hoá các yêu cầu về thông tin.

Quy định về định nghĩa, cách thức, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung khung về xây dựng và vận hành “Cơ sở dữ liệu về các tổ chức PCPNN”, cho phép các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cơ quan thường trực Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN và các tổ chức PCPNN, sau khi được cấp mã số và tài khoản định danh sẽ truy cập để xử lý thông tin theo chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Bổ sung quy định yêu cầu các tổ chức PCPNN mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại

Điểm mới khác của Nghị định 58 là phân định nhiệm vụ đăng ký hoạt động của các tổ chức PCPNN và trách nhiệm quản lý hoạt động của các cơ quan quản lý có thẩm quyền trong phần phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Bên cạnh đó, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp quản lý hành chính nhà nước và các chế tài tương ứng để bảo đảm việc thực hiện quy định pháp luật của các tổ chức PCPNN.

Bổ sung quy định về nội dung thẩm định và phân định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong giải quyết hồ sơ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, bảo đảm không chồng chéo, không có khoảng trống trong quản lý.

Bổ sung quy định yêu cầu các tổ chức PCPNN mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam; mọi hoạt động chuyển, nhận tiền và giải ngân cho các chương trình, dự án, phi dự án phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng, tạo công cụ quản lý về tài chính và bảo đảm công khai, minh bạch.

Các tổ chức PCPNN được linh hoạt lựa chọn hình thức đăng ký hoạt động giữa Giấy đăng ký hoạt động và Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện tùy theo nhu cầu và quy mô của tổ chức, dự án với thời gian xử lý Giấy đăng ký được rút ngắn và yêu cầu thông tin rút gọn.

Các tổ chức PCPNN được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, được khen thưởng phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

   (Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ)

 

Tác giả: Phạm Văn Búp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay310
  • Tháng hiện tại20,912
  • Tổng lượt truy cập2,015,000
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây