1. Mạng lưới giao thông
Đường bộ: Đường Xuyên Á đi qua tỉnh Tây Ninh dài 28km, nối TP.Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài.
Hệ thống đường bộ của tỉnh Tây Ninh gồm có 2 tuyến quốc lộ (QL.22 và QL.22B)
, 40 tuyến đường tỉnh và các hệ thống đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 4.875,6km, về cơ bản đã hình thành các trục giao thông chính kết nối từ trung trung tỉnh đến các huyện và các tỉnh thành lân cận:
-Trục Bắc- Nam: Kết nối khu vực TP.HCM-Tây Ninh-Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát, cửa khẩu Chàng Riệc; kết nối Tây Ninh-Long An
-Trục Đông – Tây: Kết nối Tây Ninh-Campuchia qua cửa khẩu Phước Tân; Kết nối Bình Phước –Tây Ninh.
Đường thủy: Mạng lưới giao thông đường thủy gồm 2 tuyến chính: tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Tỉnh quy hoạch 18 vị trí cảng, bến (8 cảng, bến tổng hợp; 3 cảng, bến xăng dầu; 7 cảng, bến vật liệu xây dựng) với tổng công suất thiết kế của hệ thống cảng, bến đường thủy là 17,4 triệu tấn/năm.
Khoảng cách từ khu vực trung tâm tỉnh đến một số cảng biển:
Cảng Cát Lái (TP.HCM): Khoảng 110 km
Cảng Hiệp Phước (TP.HCM): Khoảng 120 km
2. Cung cấp điện, nước
a. Hệ thống điện
- Hiện nay, lưới phân phối điện trung thế đã kéo đến 95/95 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 100%. Phụ tải trên địa bàn tỉnh được cấp qua 09 trạm biến áp 110kV với tổng công suất là 571MVA và 02 trạm biến áp 220kV với tổng công suất là 750MVA. Với hệ thống lưới điện như hiện nay đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là các khu - cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tại các KCN Trảng Bàng, Phước Đông , Chà Là và Thành Thành Công đều có quy hoạch/ đầu tư trạm điện 100KV riêng, đảm bảo đồng bộ với nhu cầu phát triển của các KCN.
b. Hệ thống thủy lợi: Hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất cả nước (diện tích mặt nước 27.000ha, dung tích 1,5 tỷ m3 nước) có khả năng tưới tiêu cho 185.700ha đất nông nghiệp. Nguồn nước hồ Dầu Tiếng còn đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nước sinh hoạt của Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Long An.
c. Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp hiện có tổng công suất thiết kế khoảng 12.000m3/ngày đêm. Các khu công nghiệp trong tỉnh Tây Ninh hiện có 5 nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất khoảng 37.100 m3/ngày đêm.
MỘT SỐ NÉT NỔI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ
Kết quả phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh 2015 |
|
GRDP |
46.844 Tỷ VND |
Mức tăng GRDP |
11.1% |
GRDP bình quân đầu người |
2.189 USD |
Giá trị sản xuất công nghiệp |
50.515 Tỷ VND |
Kim ngạch xuất khẩu |
2.730 Triệu USD |
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển cây công nghiệp : Cây mía, mì, cao su, đậu.., hình thành vùng chuyên canh gắn liền với việc xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ.
2015 |
Diện tích (ha) |
Sản lượng/năm (Tấn) |
Một trong những tỉnh sản xuất mía đường lớn nhất nước |
14.245 |
1.046.003 |
Dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn |
57.608 |
1.868.305 |
Vị trí quan trọng trong sản xuất , chế biến cao su |
100.818 |
182.877 |
Vị trí quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hạt điều |
1.045 |
2.011 |
Sản xuất - chế biến Khoai Mì (Sắn) -Số nhà máy:74 -Sản lượng: 1.246.516 Tấn/năm |
Sản xuất - chế biến Mía đường -Số nhà máy:3 -Sản lượng: 227.186 tấn/năm |
Sản xuất - chế biết Hạt điều -Số nhà máy:30 -Sản lượng: 18.185 tấn/năm |
Sản xuất - chế biến Cao su -Số nhà máy:27 -Sản lượng: 158.799 tấn/năm |