1. Cơ quan Đại diện:
Cơ quan Đại diện ngoại giao: - Đại sứ quán
- Công sứ quán
- Đại biện quán
Cơ quan Lãnh sự: - Tổng Lãnh sự quán.
- Lãnh sự quán.
- Đại lý Lãnh sự.
2. Các chức vụ của Cơ quan Đại diện: Theo thông lệ quốc tế Cơ quan Đại diện có các chức vụ sau:
- Đại sứ quán:
+ Người đứng đầu Đại sứ quán: Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền. Trong trường hợp chưa cử Đại sứ có thể cử Đại biện.
+ Tùy theo quy mô và quy định của mỗi nước có thể có các chức vụ sau: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba và Tùy viên.
+ Tùy theo quan hệ giữa hai nước và quy định của nước cử có thể có các tùy viên chuyên ngành như: Tùy viên Quân sự, Tùy viên Văn hóa, Tùy viên Khoa học ...
+ Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán: Tổng Lãnh sự.
+ Tùy theo quy mô và quy định của mỗi nước có thể có các chức vụ: Phó Tổng Lãnh sự, Lãnh sự, Tùy viên Lãnh sự.
- Cơ quan Đại diện thuộc Liên hợp quốc hay Tổ chức Quốc tế liên Chính phủ:
Tùy theo quy chế hoạt động của mỗi cơ quan có thể có các tên gọi chức vụ khác nhau đối với Người đứng đầu, Phó của người đứng đầu và cán bộ của cơ quan: Trưởng đại diện, Phó trưởng đại diện (nếu có), thành viên văn phòng đại diện và nhân viên (Cơ quan Đại diện Tổ Chức Quốc tế).
3. Lãnh sự danh dự: Chính phủ Việt Nam có quyền quyết định chấp thuận việc bổ nhiệm chức Lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam:
- Tổng Lãnh sự danh dự đứng đầu Tổng Lãnh sự quán.
- Lãnh sự danh dự đứng đầu Lãnh sự quán.
- Phó Lãnh sự danh dự đứng đầu Phó Lãnh sự quán.
- Đại lý Lãnh sự danh dự đứng đầu Đại lý Lãnh sự.
Thảo Uyên – Phòng LSHTQT
Ý kiến bạn đọc