Cách mạng tháng Mười và những cây cầu nối quan hệ Việt - Nga

Thứ hai - 06/11/2017 16:00 136 0

Cách mạng tháng Mười và những cây cầu nối quan hệ Việt - Nga

(Chinhphu.vn) – Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, TS. Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Tiếng Nga A.X. Puskin Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội hữu nghị Việt-Nga, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt-Nga Hà Nội cho biết, sau khi Liên Xô tan vỡ, nhu cầu sử dụng tiếng Nga giảm sút, tất cả các phân viện trên thế giới đều ngừng hoạt động, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì Phân viện Tiếng Nga Puskin Hà Nội.
​ TS. Nguyễn Thị Thu Đạt - Ảnh: VGP/Anh Thơ Để ghi nhớ các giá trị và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức khoa học, các trường đại học và viện nghiên cứu tiến hành  kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười với những hình thức khác nhau. Phân viện Tiếng Nga A.X. Puskin Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm sự kiện chấn động lịch sử này. Thành công của Cách mạng tháng Mười được đánh giá là nền tảng cho quan hệ Việt – Nga và văn hóa, mà nói cụ thể là ngôn ngữ, là tiền đề, là phương tiện để quan hệ hai nước được gắn kết hơn, thưa bà? TS. Nguyễn Thị Thu Đạt: Đúng vậy, tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười 1917 là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà tư tưởng lỗi lạc của thế kỷ 20 đã quyết định chính thức đưa tiếng Nga vào chương trình học của Việt Nam. Phân viện Tiếng Nga A.X. Puskin Hà Nội được thành lập nay 3/11/1983 trên cơ sở Hiệp định riêng giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, là cơ quan hỗn hợp Việt-Xô. 34 năm qua, chúng tôi vẫn tích cực thực hiện sứ mệnh cầu nối văn hóa- giáo dục Việt - Nga, tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Nga; hỗ trợ phát triển dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc. Sau khi Liên Xô sụp đổ, giao lưu văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng có thời gian chùng lại. Người ta thấy, rất nhiều năm Việt Nam không dịch cuốn sách nào của Nga, tiếng Nga cũng có quãng thời gian có thể nói là không được coi trọng. Vậy, là cơ quan có chức năng trong việc tuyên truyền và quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Nga, Phân viện đã có những hoạt động gì để đưa tiếng Nga gần hơn với người Việt Nam? TS. Nguyễn Thị Thu Đạt: Sau khi Liên Xô tan vỡ, một thời gian quan hệ giữa hai nước chững lại bởi bản thân nước Nga cũng rất khó khăn. Nhu cầu sử dụng tiếng Nga giảm sút. Tất cả các phân viện trên thế giới đều ngừng hoạt động, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì Phân viện Tiếng Nga Puskin Hà Nội. Phân viện vẫn hoạt động và phát triển. Chúng tôi chủ động hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ, biên soạn chương trình, giáo trình, tổ chức nâng cao trình độ giáo viên tiếng Nga, giao lưu văn hóa Nga-Việt… và tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích người học. Hợp tác Việt Nam-Nga nói riêng cũng như Việt Nam và các nước nói tiếng Nga nói chung nay càng được mở rộng và thúc đẩy trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế rất mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, việc giảng dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Là địa chỉ thường xuyên của những người yêu văn học Nga, yêu tiếng Nga, đất nước, con người Nga, Phân viện làm gì để có thể hấp dẫn các bạn trẻ tới đây? TS. Nguyễn Thị Thu Đạt:  Chúng tôi có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ dạy và học tiếng Nga, cũng như làm tăng hứng thú và tình cảm của người học đối với tiếng Nga. Chúng tôi không chỉ dừng lại ở các hoạt động trong khuôn viên Phân viện, vì Phân viện cũng nhỏ. Các hoạt động thường có quy mô lớn, từ 150 đến 500-600 người,  bởi vậy thường được tổ chức ở các địa điểm khác nhau. Câu lạc bộ “Những người yêu thích tiếng Nga” dành cho tất cả mọi người, có sinh viên Nga đang học tiếng Việt ở Việt Nam tham gia, là một trong số các hoạt động đó. Các cuộc thi Olympic, thi đọc thơ, thi dịch, thi sáng tác, thi viết luận và thuyết trình… bằng tiếng Nga luôn thu hút người đọc từ khắp các vùng miền trên toàn quốc. Rồi các cuộc giao lưu, triển lãm… Chúng tôi cũng kết nối thành công khóa học với chuyên gia Nga “học trực tuyến-tương tác trực tiếp” cho học sinh chuyên Nga. Đây là mô hình học mới tổ chức miễn phí cho học sinh nằm hỗ trợ việc dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam trong điều kiện chưa có chuyên gia Nga trực tiếp giảng dạy. Việc học tập trên lớp trực tiếp với giảng viên là chuyên gia Nga sẽ giúp các em tăng hứng thú với môn học, luyện kỹ năng nghe nói. Những hoạt động của chúng tôi mang lại hiệu quả thiết thực cho người dạy lẫn người học, được phía Nga đánh giá cao. Thành công đó là nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn trẻ: Học sinh, sinh viên cũng như những người yêu thích tiếng Nga. Đầu năm 2018, Phân viện dự kiến xây dựng chương trình môn tiếng Nga dành cho THCS và THPT, theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam để áp dụng trên cả nước. Chúng tôi rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga cùng các cơ quan hữu quan đầu tư nhân lực, kinh phí để phát triển hoạt động của phân viện, sớm thực hiện việc nâng cấp phân viện thành Trung tâm tiếng Nga của khu vực Đông Nam Á theo hiệp định hợp tác khoa học-giáo dục Việt Nga đã ký kết giữa hai chính phủ. Thưa bà, hiện nay, hình như có ít tác phẩm văn học Nga được dịch? TS. Nguyễn Thị Thu Đạt:  Không hẳn thế, có một dự án do Tổng thống Nga Putin khởi xướng và được thực hiện từ năm 2012. Dự án dịch và xuất bản các tác phẩm văn học kinh điển Nga sang tiếng Việt vàc các kiệt tác văn học Việt Nam sang tiếng Nga. Dịch giả Hoàng Thúy Toàn là Giám đốc Quỹ hỗ trợ, quảng bá văn học Việt-Nga này. Đã có khoảng trên 40 cuốn sách văn học Nga được dịch sang tiếng Việt và phát hành trong 5 năm qua. Nhà xuất bản Kim Đồng gần đây cũng in hàng loạt sách, tái bản văn học Nga nhiều. Bên cạnh việc đưa văn hóa Nga lại gần người Việt thì Phân viện có những hoạt động gì để đưa văn hóa Việt tới gần hơn với đất nước, con người Nga? TS. Nguyễn Thị Thu Đạt: Chúng tôi rất tích cực tổ chức hoạt phối hợp để tổ chức cũng như tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam giao lưu với học sinh, sinh viên Nga. Kết hợp với Trung ương Đoàn, các tổ chức xã hội, chúng tôi tổ chức các cuộc giao lưu Việt-Nga. Đó là Câu lạc bộ “những người yêu thích tiếng Nga” như đã nói. Các bạn trẻ đến câu lạc bộ giao lưu, thực hành tiếng Nga và tiếng Việt, dã ngoại quanh Hà Nội. Sinh viên, học sinh Việt Nam làm hướng dẫn viên du lịch cho các bạn Nga. Đó là Fesstival Văn hóa Việt-Nga, sân chơi và giao lưu cho học sinh Việt Nam và Nga, có cuộc thi tìm hiểu văn hóa phong tục, lịch sử, địa lý Việt Nam (cho học sinh Nga) và tìm hiểu văn hóa, phong tục, lịch sử, địa lý Nga (cho học sinh Việt Nam) rất sôi nổi. Năm 2016-1017, chúng tôi cùng với Trung ương Hội Hữu nghị Việt-Nga và Hội Hữu nghị Nga - Việt tổ chức thành công cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam, Em vẽ nước Nga” ở cả Việt Nam và Nga, để thanh thiếu niên hai nước tìm hiểu về đất nước của  nhau. Vừa mới đây, tháng 8/2017, đoàn học sinh chuyên Nga của Việt Nam được tham gia Trại hè thiếu nhi quốc tế Artek. Trong 3 tuần lễ ở trại hè, đội Việt Nam được khen ngợi, được tặng thưởng “đội đặc biệt nhất” vì các em rất cởi mở, thân thiện, tích cực giao lưu với học sinh các nước và điều quan trọng là các em đã biết quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè 5 châu qua các bộ trang phục dân tộc, điệu múa dân gian Việt Nam, những món quà lưu niệm và lá cờ tổ quốc của mình. Diệu Hương thực hiện

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay162
  • Tháng hiện tại22,102
  • Tổng lượt truy cập2,016,190
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây