Ngày 26/01/2022, Tỉnh ủy Tây Ninh ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Có thể thấy, tỉnh Tây Ninh trong những năm qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phục vụ người dân và doanh nghiệp, bước đầu đã mang lại một số kết quả thiết thực. Bên cạnh đó, đã đưa vào thí điểm Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng, qua đó đã cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh đã đi vào hoạt động cũng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, tạo sự công khai, minh bạch và hài lòng cho người dân khi đến làm thủ tục hành chính.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số, Lãnh đạo Sở Ngoại vụ cũng tập trung chỉ đạo, quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nội dung tại Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 26/01/2022 của Tỉnh ủy, đổi mới tư duy, nhận thức của từng cán bộ, đảng viên, người lao động về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong đời sống, sản xuất, thương mại và thực thi công vụ. Qua đó, nhận thấy chuyển đổi số đã giúp ích cho việc chuyển đổi sử dụng dữ liệu và công nghệ số giúp thay đổi trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển. Lĩnh vực nào cũng có những mặt thuận lợi và khó khăn nhưng về cơ bản đã góp phần hoàn thành mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của tỉnh Tây Ninh “Phấn đấu đến năm 2030 vào nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số khá; phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, tăng năng suấ lao động, tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận; khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp số thong tỉnh; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững” và mục tiêu đến năm 2030 phải hình thành đầy đủ nền tảng phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đạt được mục tiêu là hoàn thành 02 huyện, thị xã, thành phố đạt cơ bản nền tảng về đô thị thông tin và mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 01 xã hoàn thành việc chuyển đổi số.
Trần Phương – Chuyên viên Văn phòng
Tác giả: Trần Thị Bích Phương
Ý kiến bạn đọc