ỦY BAN LIÊN HỢP PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – CAMPUCHIA TỔ CHỨC GIAO NHẬN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH BIÊN GIỚI GIỮA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI – TÂY NINH

Thứ hai - 03/08/2020 15:00 166 0

ỦY BAN LIÊN HỢP PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – CAMPUCHIA TỔ CHỨC GIAO NHẬN BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH BIÊN GIỚI GIỮA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI – TÂY NINH

Ngày 01/8/2020, đoàn Việt Nam do ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam – Campuchia làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia do ông Var Kim Hong, Bộ trưởng Cao cấp phụ trách công tác biên giới, Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc Campuchia - Việt Nam làm Trưởng đoàn đã gặp gỡ, trao đổi công việc và giao nhận bản đồ địa hình biên giới tỷ lệ 1/25.000 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam trong bầu không khí hữu nghị, chân thành và hiểu biết lẫn nhau.
​           Hai bên đã tiến hành kiểm tra, rà soát và thống nhất toàn bộ 500 bộ bản đồ địa hình biên giới đã được đóng tập, trong đó gồm: 250 bộ tiếng Việt – Khmer và 250 bộ tiếng Khmer – Việt đã có đầy đủ chữ ký của các cấp có thẩm quyền của hai nước và được phía Việt Nam đóng tập (Album) chắc chắn, đúng quy cách kỹ thuật. Trên cơ sở trao đổi và thống nhất, phía Việt Nam đã trao cho phía Campuchia 250 bộ bản đồ gốc, trong đó tiếng Khmer – Việt gồm 130 bộ đóng tập và 100 bộ đóng nẹp (có thể tháo rời) và tiếng Việt – Khmer gồm 20 bộ đóng tập để phục vụ công tác biên giới đất liền giữa 02 nước. Phía Việt Nam cũng giữ 250 bộ bản đồ gồm: 230 bộ bản đồ tiếng Việt – Khmer và 20 bộ bản đồ tiếng Khmer – Việt.          Bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000 thể hiện đầy đủ thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) và là phụ lục không thể tách rời của Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia được hai nước ký ngày 05/10/2019 cùng với Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005. Việc hai bên hoàn thành công tác giao nhận bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia là cơ sở quan trọng  giúp thúc đẩy tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước được ký ngày 05/10/2019 có hiệu lực.          Cũng tại cuộc gặp, hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước đã đánh giá, kiểm điểm các công việc có liên quan đến biên giới đất liền giữa hai nước từ sau khi ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc trên thực địa. Để phục vụ cho công tác quản lý biên giới, hai bên thống nhất cho đến khi hai văn kiện pháp lý có hiệu lực, hai bên sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương phối hợp quản lý tốt biên giới theo các quy định, thỏa thuận liên quan cho triệt để, nhằm duy trì biên giới ổn định giữa hai nước.          Hai bên nhất trí sẽ sớm thông báo cho nhau qua đường ngoại giao về thời gian tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện phê chuẩn ngay sau khi Chính phủ hai nước dừng các biện pháp trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh Covid – 19.           Kết thúc cuộc gặp, hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc đã chứng kiến Lễ ký Biên bản giao nhận bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000./. Thu Hằng TP.QLBG

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay446
  • Tháng hiện tại24,660
  • Tổng lượt truy cập1,558,622
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây