Theo đó, “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự là Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các địa phương, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BNG, ngày 20/3/2012 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, tùy theo nhu cầu, điều kiện và tình hình thực tế của mỗi địa phương, Bộ Ngoại giao sẽ xem xét quyết định ủy quyền cho Sở Ngoại vụ hoặc Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành thực hiện chức năng tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả.
Được biết, đến nay Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh và Sở Ngoại vụ một số tỉnh, thành trong cả nước đã triển khai thực hiện khá tốt công tác chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đáp ứng nhu cầu giao dịch chứng nhận giấy tờ, tài liệu của công dân Việt Nam và cá nhân, tổ chức người nước ngoài đang công tác, học tập và sinh sống tại Việt Nam.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và đối ngoại nhân dân. Do đó nhu cầu công nhận và sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu của nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại ngày càng nhiều, nhất là các thủ tục giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hôn nhân và gia đình, cư trú, thương mại…là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình thực tế hiện nay.
Lê Văn Dũng
Chánh Văn phòng
Ý kiến bạn đọc