I. Khái Quát Chung
- Tên chính thức: Cộng hoà Cu-ba.
- Vị trí địa lý: Cu-ba là một quần đảo (gồm hơn 1.600 đảo, lớn nhất là đảo Cu-ba với diện tích 110.922 km2 và đảo Thanh Niên với 3.061 km2), nằm ở vùng biển Ca-ri-bê, án ngữ lối vào vịnh Mê-hi-cô, giữa Bắc, Trung và Nam Mỹ; 3/4 diện tích là đồng bằng; sông ngòi ít và nhỏ.
- Diện tích: 114.524 km2
- Dân số: 11,075 triệu (7/2010); hơn 70% da trắng gốc Âu (chủ yếu Tây Ban Nha), 14% người lai, 12% gốc Phi (da đen), còn lại là người gốc Á (gốc Hoa).
- GDP: 57,49 tỉ USD, đứng thứ 69 trên thế giới (2011)
- GDP đầu người: 5.190 USD/năm (2011)
- Thủ đô: La Ha-ba-na (2,1 triệu dân).
- Tiền tệ: đồng Pê-xô (đồng Pê-xô nội địa và đồng Pê-xô chuyển đổi).
- Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha.
- Ngày lễ lớn:
+ 1/1/1959: Ngày Giải phóng (Quốc khánh)
+ 26/7/1953: Ngày Khởi nghĩa Vũ trang
II. Lịch Sử
- 1492: Nhà thám hiểm Tây Ban Nha Cri-xtô-ban Cô-lông tìm ra Cu-ba.
- 1511-1898: là thuộc địa của Tây Ban Nha.
- 1898-1958: là thuộc địa kiểu mới của Mỹ; tháng 8/1925: thành lập Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cu-ba.
- 1/1/1959: Cách mạng Cu-ba thành công.
- 16/4/1961: Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô tuyên bố tính chất XHCN của Cách mạng Cu-ba.
- 3/10/1965: Thành lập Đảng Cộng sản Cu-ba.
- 24/2/2008: Quốc hội khoá VII bầu đ/c Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, đ/c Ra-môn Ma-cha-đô Ven-tu-ra (Ramón Machado Ventura) làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, đ/c Ri-các-đô A-la-rơ-côn được tái bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
- 16-19/4/2011: Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba bầu đ/c Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ thay đ/c Phi-đen Ca-xtơ-rô làm Bí thư Thứ nhất BCHTƯ Đảng và đ/c Ra-môn Ma-cha-đô Ven-tu-ra làm Bí thư Thứ hai.
III. Chính Trị
1. Chính thể Nhà nước, Đảng và đoàn thể:
- Quốc hội của Chính quyền Nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cu-ba và là cơ quan lập pháp duy nhất. Hội đồng Nhà nước là cơ quan đại diện của Quốc hội giữa 2 nhiệm kỳ. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. HĐBT là cơ quan hành pháp tối cao.
- Đảng Cộng sản Cu-ba (PCC) là đảng cầm quyền; được hợp nhất năm 1961 từ Phong trào 26/7, Đảng Xã hội nhân dân và Phong trào 13/3 thành Tổ chức Cách mạng hợp nhất (ORI), sau đổi tên thành Đảng thống nhất Cách mạng XHCN (PURS). Từ 3/10/1965, đổi tên thành ĐCS Cu-ba. Hiện PCC có khoảng nửa triệu đảng viên. Cơ quan ngôn luận: Báo Gran-ma.
IV. Kinh Tế
- Cu-ba có khí hậu nhiệt đới ôn hoà; nhiều khoáng sản như nikel (thứ 4 thế giới), đồng, sắt, măng-gan, dầu lửa…; đất đai mầu mỡ, thích hợp cho canh tác cây công nghiệp (mía, cà phê, thuốc lá, cây ăn quả…) và chăn nuôi đại gia súc; có nhiều điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển ngành du lịch.
- Kể từ năm 2008 đến nay, Cu-ba đã có một số điều chỉnh về chính sách quản lý kinh tế, bước đầu cải cách cơ chế sản xuất trong nông nghiệp (giao đất cho hộ sản xuất, tăng giá thu mua nông sản, cho phép nông dân bán sản phẩm ra thị trưởng); bãi bỏ một số chế độ bao cấp miễn phí; cho phép tư nhân kinh doanh một số ngành dịch vụ và bán lẻ; sửa đổi luật lao động....
- Tháng 4/2011, Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu-ba đã thông qua đường lối kinh tế-xã hội của đất nước với lộ trình "cập nhật hóa mô hình kinh tế".
V. Chính Sách Đối Ngoại
- Sau Cách mạng thành công, Cu-ba thi hành chính sách đối ngoại năng động, kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng, giải phóng và độc lập dân tộc, đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
- Từ đầu thập kỷ 90, Cu-ba đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình mới nhằm đa dạng hoá quan hệ, đẩy mạnh quan hệ với các nước Mỹ Latinh - Ca-ri-bê, chủ động, tích cực hoạt động tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.
- Trong những năm gần đây, Cu-ba tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại song phương và đa phương nhằm phá thế bao vây, cấm vận và đã thu được một số kết quả quan trọng: Cu-ba tái nhập nhóm RIO (11/2008), hiện đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Châu Mỹ (trừ Mỹ), EU xóa bỏ các biện pháp trừng phạt Cu-ba áp dụng từ năm 2003; năm 2010 là năm thứ 19 liên tiếp Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bãi bỏ cấm vận Cu-ba với đại đa số phiếu thuận.
VI. Phong Tục Tập Quán
Cũng như các nước Mỹ Latin khác, bùa chú và mê tín là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Cuba.
Tại Cuba, cũng có 2 dạng thầy pháp là Curandero giúp cầu an, khử tà và Palero có thể làm phép hại người. Nếu có người muốn hại mình, họ sẽ tìm đến Palero để khấn rồi giết con gà mái đen vất gần nhà mình và "tà khí" sẽ theo ám và làm hại.
2. Người Cuba cũng tin thờ thần thánh
Một trong những vị được yêu kính nhất là thần Lazaro. Tương truyền rằng lúc còn ở cõi trần, thần Lazaro bị hủi nên nhiều người xa lánh. Mấy con chó cứ đến liếm chân ông và sau đó những vết thương bỗng lành hẳn. Vì vậy, hình ảnh thần Lazaro thường là một người đàn ông khắc khổ mặc đồ màu vàng chống nạng và có bầy chó đi theo. Người Cuba hay đặt tượng ông ở góc nhà. Mỗi ngày có tiền xu lẻ thì để vào. Đến ngày 17.12, ngày của thần Lazaro, họ sẽ lấy hết tiền đó để mua rượu, nến, đồ ngọt và thuốc lá để cúng. Còn những người tàn tật xin tiền thường lấy ảnh thần Lazaro đặt phía trước chỗ ngồi.
3. Nhập gia tùy tục
Khi uống bia với chủ nhà bạn làm dỗ bia thì đó là điều tốt vì đối với người Cuba, khi đổ bia thì những điều xui rủi sẽ trôi theo luôn".
- Khi quét nhà "Hãy quét ra phía sau, đừng quét ra trước nhà vì đó là điều không may mắn".
- Không dựng ngược cây chổi quét nhà cất sau cửa, vì "Dựng ngược sau cửa là muốn cho khách không đến hoặc muốn đuổi khách đi đấy".
- Khi đến nhà người khác "Vào cửa nào thì phải ra cửa đó. Nếu không thì sẽ đưa những điều may mắn trong nhà đi hết".
Đa số người Cuba đều rất muốn đi du lịch nước ngoài. Để ước mơ đó thành hiện thực trong năm mới, vào đêm giao thừa họ sẽ mang vali ra ngoài đường như đi du lịch thật. Niềm tin này phổ biến đến nỗi: "Ở Cuba, sau giao thừa bạn sẽ thấy rất nhiều người cầm vali đi đi lại lại ngoài đường. Nhiều khi họ còn đi thành từng đoàn, có người phía trước mở đường cầm chiêng trống gõ tưng bừng, theo sau là một hàng người xách vali cứ thế dạo khắp phố. Vui lắm!".
Thảo Uyên
Ý kiến bạn đọc