Cộng hòa Indonesia

Thứ ba - 02/03/2021 18:00 1.106 0

Cộng hòa Indonesia

Vị trí địa lý Nằm ở Đông Nam Á, quần đảo nằm giữa biển Ấn Độ Dương và biển Thái Bình Dương Diện tích Km2 1,919,440 Tài nguyên thiên nhiên Dầu, Niken, Thiếc, khí tự nhiên, bauxit, gỗ xây dựng, đồng, đất phì nhiêu, vàng, bạc, than đá Dân số (triệu người) 251.16 Dân tộc Người Gia va, Sundanese, Madurese, Minangkabau, Betawi, Bugis, Banten, Banjar, dân tộc khác Thủ đô Jakarta Quốc khánh 17/8/1945 Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp Roman-Hà Lan

1/- Thể chế nhà nước

Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng việc (từ năm 1973). Có 24 tỉnh, 2 đặc khu và đặc khu thủ đô.

400 thành viên của Hạ Nghị viện được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. 100 thành viên khác của Hạ nghị viện do Tổng thống bổ nhiệm. 5 năm một lần, Hội đồng hiệp thương nhân dân gồm các thành viên của Hạ nghị viện cùng với 500 đại biểu của các chính quyền chỉnh, các tổ chức ngành nghề và các giới đặc biệt họp để xem xét các chính sách quốc gia và bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ. Từ tháng Chín năm 1998, Hội đồng hiệp thương nhân dân mỗi năm họp một lần.

2/- Địa lý:

Thuộc Đông Nam Á. In-đô-nê-si-a gồm gần 3.700 hòn đảo trong đó có 300 hòn đảo có cư dân sinh sống. Chuỗi đảo núi và núi lửa phía nam gồm có các đảo Su-ma-tơ-ra, Gia-va cùng với các đảo Ma-đu-ra, Ba-li và nhóm đảo Le-sơ Sun-đa. 2/3 số dân của In-đô-nê-si-a, nhóm đảo Mô-lu-ca-xơ và đảo I-ri-an Gia-i-a, trên đó có đỉnh cao nhất ở In-đô-nê-si-a là Ngờ-ga Pu-lu, cao 5.030m. Hơn 2/3 lãnh thổ là rừng mưa nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới xích đạo, lượng mưa lớn quanh năm.

3/- Kinh tế:

Công nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp: 21% và dịch vụ: 44% GDP.

In-đô-nê-si-a là một nước giàu tài nguyên gồm: dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, ni-ken và bô-xít, song vẫn nghèo, vì dân số đông. Trên 55% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chủ yếu, tuy nhiên In-đô-nê-si-a cũng xuất khẩu một số lượng đáng kể cao su, chè, cà phê và các loại gia vị. Công nghiệp liên quan nhiều đến chế biến khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp.

Nhờ dầu mỏ và chính sách khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, trong thập kỷ 90, In-đô-nê-si-a đã có những bước phát triển mạnh. Vào giữa năm 1997, In-đô-nê-si-a lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính. Kinh tế đi xuống, giảm 12,2% nền chính trị mất ổn định. Năm 1998, tổng thống Xu-hác-to phải từ chức, Phó tổng thống đương nhiệm Ha-bi-bi lên thay. Đất nước vẫn ở tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sang năm 1999-2000, do có những chính sách hữu hiệu của Chính phủ do Tổng thống A. Oa-hít đứng đầu, kinh tế đã phục hồi khá nhanh, tăng trưởng GDP đã đạt 3,2% vào sáu tháng đầu năm 2000. Tháng Bảy năm 2000, Chính phủ đã công bố chương trình cải cách kinh tế nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế.

4/- Văn hóa - xã hội:

Số người biết đọc, biết viết đạt 83,8%, nam: 89,6%, nữ: 78%. Theo quy định giáo dục bắt buộc miễn phí 6 năm (từ 6 đến 12 tuổi), song ở nông thôn trường học, giáo viên thiếu thốn. Ở mỗi tỉnh ít nhất có một trường đại học hoặc một cơ sở đòa tạo tương tự.

Tuổi thọ trung bình đạt 67,42 tuổi, nam: 65,61 tuổi, nữ: 70,42 tuổi. Chính phủ có những đầu tư đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, kể cả ở nông thôn. Hầu hết trẻ em được tiêm chủng phòng dịch; có chương trình kế hoạch hóa gia đình - gia đình hai con. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Đảo Ba-li, thủ đô, hồ Tô-ba, đảo Su-ma-tơ-ra, đảo Nu-sa Ten-ga-ra, đền Bô-gô-rơ, các khu rừng nguyên sinh ở Ka-li-man-tan, các đền thờ, lăng mộ…

5/- Lịch sử:

Các thương gia Ấn Độ đã đưa đạo Hin-đu vào Đông Ấn (Tên gọi trước đây của In-đô-nê-si-a). Đến thế kỷ III sau Công nguyên, các vương quốc Hin-đu được thành lập ở các đảo Gia-va và Su-ma-tơ-ra. Các nhà sư cũng đưa đạo Phật từ Ấn Độ vào, và cả hai tôn giáo này cùng phát triển mạnh ở In-đô-nê-si-a.

Anh chiếm In-đô-nê-si-a, từ 1811 đến 1814, và thời kỳ có các cuộc khởi nghĩa địa phương, còn thì Hà Lan duy trì được quyền kiểm soát tại đây cho đến năm 1942.

Nhật xâm lược In-đô-nê-si-a (tháng Mười hai năm 1941). Khi Nhật đầu hàng, năm 1945, Ác-mét Su-các-nô (1901-1970), người sáng lập ra đảng Dân tộc, vào năm 1927, đã tuyên bố Đông Ấn thuộc Hà Lan trở thành nước cuộc hòa In-đô-nê-si-a (ngày 17 tháng Tám năm 1945).

Năm 1999, In-đô-nê-si-a trao trả độc lập cho Đông Ti-mo, thì các mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo gia tăng ở một số nơi như A-xê, Ma-lu-cu và I-ri-a Gia-i-a (giữa Đạo Hồi và Thiên chúa giáo). Tình hình mất ổn định đó đã được tổng thống A. Oa-hit nhận định: Ngoài khủng hoảng về kinh tế, những diễn biến mới đây ở A-xê, Ma-lu-cu và I-ri-a Gia-i-a cho thấy nguy cơ tan rã đất nước, là thách thức chính ở In-đô-nê-si-a.

Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, nhiều khu vực đòi ly khai như Đông Ti-mo, A-xê…, các đảng phái tranh giành quyền lực, chính trị mất ổn định gây không ít khó khăn cho việc phục hồi kinh tế.

Năm 2000, Tổng thống A. Oa-hít đã ký sắc lệnh chuyển giao quyền hành quản lý đất nước cho bà Mê-ga-oa-ti, Phó Tổng thống, ông vẫn giữ chức tổng thống cho đến khi tổng tuyển cử. Vào ngày 26 tháng Tám, Chính phủ mới tuyên hệ nhận chức. Những tháng đầu của năm 2001, tổng thống A. Oa-hít bị lên án là dính líu vào vụ tham nhũng trên 5 triệu đô-la Mỹ, trên 90% nghị sĩ đều bất bình với tổng thống. Một lần sóng dư luận ở Gia-các-ta và một số thành phố lớn khác đòi ông A. Oa-hít từ chức. Ngày 23 tháng Bảy năm 2001, tại phiên họp đại biểu của Hội đồng Hiệp thương Nhân dân (MPR), 100% trong tổng số 519 thành viên có mặt đã phế truất. Tổng thống A. Oa-hít và bầu bà Mê-ga-oa-ti Xu-ca-nô-pu-tơ-ri (con gái cố Tổng thống Xu-các-nô) là Tổng thống thứ năm của Cộng hòa In-đô-nê-si-a.

5/- Phong tục tập quán

a) Lối sống truyền thống

- Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp bạn không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có chức vụ ngang bằng hoặc cao hơn bạn. Bạn nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng.

- Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành những điều bạn nói hơn là làm bạn mất lòng. Người Indonesia rất thích được khen ngợi và vì vậy bạn nên chú ý những điểm mạnh của người Indonesia mà bạn giao tiếp để có những lời khen thích hợp và hơn nữa bạn cũng cẩn thận với những lời chê bai, mỉa mai những lời hoàn toàn không có lợi cho bạn.

- Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biết trả lời. Nếu bạn không biết về đường đi ở Indonesia, tốt hơn hết là nên chuẩn bị một bản đồ hoặc hỏi trước chắc chắn cách đi đến nơi mình cần. Nếu bạn hỏi những người bên đường, bạn có thể bị chỉ sai hướng.

b) Những điều cấm kỵ

- Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn, nhưng những người du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây... bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. 

- Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó.

- Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ.

c) Cử chỉ giao tiếp lịch sự

- Không được vuốt đầu của người Indonesia cũng như những người Châu á, vì như thế là mất lịch sự. Người indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.

- Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ). Để an toàn, bạn nên dùng cả hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để sự kính trọng và lịch sự. Nên nhớ, người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi, vì vậy khi giao tiếp với người cao tuổi cần thể hiện sự kính trọng, lịch sự. 

- Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.

- Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt qúa cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu.

- Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự.

d) Phong tục tặng quà 

- Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng các món quà nhỏ là một cách tốt nhất biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất nước hay chỉ là logo của đơn vị bạn, của tỉnh bạn. Quà không cần gói cũng được. Khi nhận quà, người nhận thường nói "Cám ơn" và đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi. Vì vậy, khi được người Indonesia tặng quà, bạn không nên mở gói quà trước mặt họ.

- Bạn có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ bạn.

- Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng không phải vào lúc bạn được mời đến dự tiệc (trừ khi đã được đồng ý trước đó). Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thết đãi bạn. Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất. Họ có thể từ chối nhận quà đến đến 3 lần rồi mới nhận vì họ sợ cho là tham lam.

- Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ vì như thế là điềm không may mắn.

- Khi đàn ông tặng hoa hay quà cho một phụ nữ có thể xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, khi tặng quà họ thường nói và bạn cũng nên nói, là món quà này là do vợ mình gửi tặng.

- Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và đựng trong bao đỏ lì xì. Các ông chủ thường lì xì cho nhân viên một khoản bằng một tháng lương.

          e) Những món quà nên tránh tặng

- Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ

- Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh.

- Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi.

- Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da.

f) Thói quen trang phục

- Khí hậu ở Indonesia rất nóng và ẩm quanh năm. Do vậy, những trang phục được may từ chất liệu tự nhiên như cotton, lụa là sự lựa chọn tối ưu.

- Sự lựa chọn phổ biến nhất đối với những doanh nhân, quan chức ở Jakarta là mặc áo vest, sơ mi dài tay và thắt caravat và bỏ chúng ra khi thấy thích hợp. Áo vest và caravat là rất cần thiết trong các cuộc gặp cấp cao. 

- Indonesia là đất nước theo đạo Hồi. Do vậy, nên tránh mặc các trang phục không kín đáo.

- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng những cơn mưa rào thường xảy ra quanh năm. Do đó, bạn luôn mang một chiếc ô bên mình.

Thảo Uyên

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay172
  • Tháng hiện tại29,062
  • Tổng lượt truy cập1,979,207
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây