I. TÊN NƯỚC: Cộng hòa Ấn Độ
II. THỦ ĐÔ: Niu Đê-li
III. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Nằm tại Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan; Đông Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây Bắc giáp Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516 km bờ biển.
IV. DIỆN TÍCH: khoảng 3,3 triệu km2
V. DÂN SỐ: Xấp xỉ 1,148 tỷ người (2008).
VI. NGÀY QUỐC KHÁNH: 15/8/1947
VII. TÔN GIÁO: Có sáu tôn giáo chính: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3%), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,8%...
VIII. NGÔN NGỮ: 15 ngôn ngữ chính và 844 thổ ngữ khác. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, khoảng 45% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi.
IX. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ: Rupi
X. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ: Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị.
- Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sahba) và Hạ viện (Lok Sahba) có 543 ghế.
- Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng.
XI. KINH TẾ
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2013, nền kinh tế Ấn Độ có GDP danh nghĩa là 1.758 tỷ đô la Mỹ; và có GDP theo sức mua tương đương là 4.962 tỷ đô la Mỹ. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm và đạt mức 6,1% trong giai đoạn 2011–12, Ấn Độ là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là thành viên của WTO từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%. Các nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây. Các ngành công nghiệp chính là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu, máy móc, và phần mềm. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, hàng công nghệ, hóa chất, và gia công da thuộc. Các mặt hàng nhập khẩu chính dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.
XII. VĂN HÓA
Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồigiáo, Kitô giáo, và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia. Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, được định hình thông qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng, bao gồm các tư tưởng trong Áo nghĩa thư, kinh Yoga, phong trào Bhakti, và từ triết học Phật giáo.
Ở Ấn Độ có 3 đạo lớn là đạo Phật và đạo Hindu, đạo Hồi ảnh hướng đến cuộc sống của mỗi người. Là nơi khai sinh ra đạo Phật Đạo Hindu thì không ăn thịt bò, đạo Hồi thì không ăn thịt lợn.
XIII. PHONG TỤC TẬP QUÁN
– Một cái bắt tay nhẹ nhàng không quá mạnh là cách thức truyền thông để bắt đầu một cuộc họp. Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc. Trong cuộc họp, tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ân độ bằng các chức danh của họ như "Professor X" (Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Miss X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng.
– Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp.
– Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiếng Anh rất tốt.
– Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc vest. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống.
– Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói "Namaste".
Thảo Uyên
Ý kiến bạn đọc