TÂY NINH PHỐI HỢP VỚI BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC BIÊN GIỚI QUỐC GIA NĂM 2018 VỚI 02 TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ LONG AN

Thứ năm - 25/10/2018 23:00 919 0

TÂY NINH PHỐI HỢP VỚI BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC BIÊN GIỚI QUỐC GIA NĂM 2018  VỚI 02 TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ LONG AN

Nhằm tăng cường nhận thức cho cán bộ, đảng viên của Tây Ninh và 02 tỉnh Bình Phước, Long An về vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan đến biển, đảo Việt Nam, nhất là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông; góp phần bồi đắp tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Qua đó, khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý, đảm bảo an ninh biên giới; chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của Việt Nam. Đồng thời, để đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch ở trong nước và nước ngoài âm mưu lợi dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ làm tổn hại khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ đối ngoại truyền thống, tốt đẹp của Việt Nam với các nước láng giềng. Nhất là cán bộ chủ chốt cần nắm bắt về tình hình công tác phân giới cắm mốc và quản lý biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia nói chung và kết quả công tác phân giới cắm mốc tại 03 tỉnh Tây Ninh, Long An và Bình Phước nói riêng.
​ Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu tại Hội nghị           Được sự đồng ý của Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh, hôm nay Sở Ngoại vụ phối hợp với Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu của Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tuyên truyền về công tác biên giới quốc gia năm 2018 với 02 tỉnh Bình Phước và Long An. Đến dự Hội nghị Hội nghị có ông Nguyễn Thành Tâm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; ông Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; ông Nguyễn Thanh Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và lãnh đạo của các Ban, Hội, Sở, ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang trong đó có 15 Đồn biên phòng, lãnh đạo Thường trực huyện ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.           Về phía Bộ Ngoại giao có ông Lưu Xuân Đồng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới phía tây, Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao cùng một số cán bộ của Bộ Ngoại giao. Về phía tỉnh Long An và Bình Phước có khoảng 30 đại biểu về tham dự là lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh và các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang, Hội, đoàn thể.           Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền và tầm quan trọng của biển, đảo quê hương cũng như những thành quả của công tác phân giới cắm mốc đã đạt được, qua đó giúp cán bộ, công chức 03 tỉnh Tây Ninh, Long An và Bình Phước nâng cao vai trò trách nhiệm góp phần cùng với cả nước thực hiện hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nhất là chủ quyền biển, đảo cũng như phát triển kinh tế biển của đất nước trong bối cảnh hiện nay.           Chính vì vậy, để giúp cho cán bộ, công chức 03 tỉnh Tây Ninh, Long An và Bình Phước hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tình hình Biển Đông, ông Lưu Xuân Đồng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao đã triển khai đến Hội nghị chuyên đề về "Tình hình và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông". Qua chuyên đề này báo cáo viên đã giúp cán bộ, công chức của 03 tỉnh nắm rõ hơn về lịch sử của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời khẳng định hai quần đảo này là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo trong hàng trăm năm nay. Chủ quyền của Việt Nam đối với 02 quần đảo này phù hợp với luật pháp quốc tế và được công nhận bởi hàng loạt các bằng chứng pháp lý và lịch sử. Ngoài ra, báo cáo viên còn nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của Biển Đông đối với kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế mà Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực. Từ đó xảy ra vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông, song song với đó là những cơ chế thúc đẩy giải quyết tranh chấp và hình thức hợp tác tích cực ở Biển Đông. Đặc biệt báo cáo viên cho thấy tình hình tranh chấp Biển Đông trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt kể từ năm 2009, khi Trung Quốc chính thức hóa yêu sách "đường chín đoạn" ở Biển Đông và tổ chức các hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu sách này.           Trước những diễn biến trên, nhiều nước và tổ chức quốc tế đã thể hiện sự lo ngại sâu sắc và có thái độ rõ ràng hơn đối với các hành động phi pháp của Trung Quốc. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.     Ông Lưu Xuân Đồng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao        Tiếp theo là chuyên đề thứ 02 về "Tình hình công tác phân giới cắm mốc và quản lý biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia" do ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới phía tây của Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao trình bày. Với chuyên đề này, báo cáo viên đã nêu về tiến trình đàm phán và hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia. Qua đó cho thấy đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia đã hình thành từ lâu, song có nhiều biến động. Đường biên giới 02 nước đi vào ổn định trong quá trình thuộc địa hóa của chính quyền thực dân Pháp trên cơ sở ranh giới hành chính giữa các xứ Đông Dương và được thể hiện tương đối đầy đủ trên bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất, là một trong những cơ sở quan trọng nhất để Việt Nam và Campuchia cùng nhau thảo luật vấn đề biên giới giữa hai nước với tư cách là quốc gia độc lập và thực sự có chủ quyền. Đồng thời nêu ra những văn kiện pháp lý như các Hiệp ước, Hiệp định mà Việt Nam và Campuchia đã ký kết, đặc biệt là Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia, ký ngày 27/12/1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005, đây chính là nền tảng cho việc xác định một cách rõ ràng, đầy đủ về biên giới pháp lý giữa hai bên. Trên cơ sở các văn kiện pháp lý nêu trên, hai bên đã triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa và đến nay 02 bên đã phân giới được 928,9/1.137km đường biên giới; xây dựng được tổng số 315/371 cột mốc chính và 1.687 cột mốc phụ, cọc dấu, báo cáo viên cũng nêu rõ kết quả công tác phân giới cắm mốc mà 03 tỉnh đã đạt được, trong đó trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến nay đã phân giới được khoảng 228/240km đường biên giới, xây dựng hoàn thành 102/109 cột mốc chính, xác định và tăng dày 218 mốc phụ và cọc dấu được Trung ương đánh giá cao về tiến độ xây dựng, chất lượng và mẫu mã đẹp, được chọn làm điểm cho các tỉnh biên giới học tập. Tháng 03/2018, tại cuộc họp 02 Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, hai bên nhất trí sẽ xây dựng 02 văn kiện pháp lý là "Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005" và "Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia" nhằm ghi nhận toàn bộ thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được.           Về công tác quản lý biên giới, báo cáo viên nhấn mạnh trong khi chưa hoàn thành toàn bộ công tác PGCM, hai bên nhất trí quản lý biên giới theo Hiệp định Quy chế biên giới Việt Nam – Campuchia năm 1983 và Thông cáo báo chí Việt Nam – Campuchia ngày 17/01/1995. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ việc phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo thuận lợi cho người dân ở khu vực biên giới, hai bên đang triển khai công tác đàm phán về việc quy hoạch và phát triển hệ thống cửa khẩu trên biên giới đất liền giữa hai nước. Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campcuhia đã có 10 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 29 cửa khẩu phụ, riêng Tây Ninh có 02 cửa khẩu quốc tế, 03 cửa khẩu chính và 11 cửa khẩu phụ đã được mở. Ngoài ra, hai bên đã ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang Hộ chiếu Phổ thông và Hiệp định quá cảnh hàng hóa vào tháng 3/2018.           Có thể nói rằng, quá trình đàm phán hoạch định, phân giới cắm mốc tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia mặc dù có một số khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với sự nỗ lực của 02 Chính phủ và sự ủng hộ của nhân dân 02 nước, tiến trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ công cuộc bảo vệ, phát triển kinh tế hai nước nói chung và khu vực biên giới hai nước nói riêng trong đó có 03 tỉnh Tây Ninh, Long An và Bình Phước./.                                                                               Thu Hằng                                                           Trưởng phòng QLBG – Sở Ngoại vụ

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay116
  • Tháng hiện tại22,657
  • Tổng lượt truy cập2,016,745
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây