Khi tàu đến hải phận nước ta, Bác nhận được một bức thư điện từ Sài Gòn của Tướng d'Argenlieu, Cao ủy Pháp, yêu cầu được gặp Bác. Người nhận lời và tàu ghé vào vịnh Cam Ranh. Đó là ngày 18/10/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ năm 1958
Vịnh Cam Ranh hôm đó trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Trên các chiến hạm Pháp, cờ được kéo lên, súng giương cao nòng chào khách quý. Đô đốc d'Argenlieu cùng đoàn tùy tùng mặc lễ phục ra đón Bác. Trong bộ quần áo quen thuộc, tay cầm can và mũ cát màu vàng, Bác ung dung, đĩnh đạc. Không dễ mấy ai có được phong thái tự chủ đó nếu biết rằng, cuộc thương lượng Việt - Pháp tại Paris chỉ đưa đến những kết quả nửa vời.
Trong bữa tiệc hôm đó, Bác ngồi giữa hai vị tướng Pháp, một là chỉ huy lục quân, một là chỉ huy hải quân. Đô đốc d'Argenlieu vừa cười vừa nói:
- Vous voilà bien encadré par LArmée et la Marine, Monsieur le Président (Thưa Chủ tịch, Ngài đang đóng khung giữa một hải quân và lục quân đó).
Tất cả các sỹ quan trên chiến hạm đều cười tán thưởng vì có thể hiểu: "đang được đóng khung" hay "bị bao vây" cũng thế. Đây là một kiểu chơi chữ trong tiếng Pháp. Bác thản nhiên mỉm cười và trả lời:
- Mais vous savez, Monsieur LAdmiral, cest le tableau qui fait la valeur du cadre (Nhưng mà, Đô đốc biết đó, chính bức họa mới đem lại giá trị cho chiếc khung).
Trong ngôn ngữ Pháp, còn có câu cửa miệng: "ce nest pas le cadre qui fair la valeur du tableau" (Chiếc khung thì có làm gì cho giá trị của bức họ đâu). Vì vậy, khi nhắc đến câu chuyện này, Giáo sư Phạm Huy Thông xếp nó vào hàng "giai thoại văn hóa dân gian thông thái". Ông cho rằng, câu chuyện cực kỳ độc đáo, giữ vị trí riêng trong dòng giai thoại đấu trí, thi tài, nói lên cái thông minh, uyên bác, cái hóm hỉnh và cả cái khí phách của một con người, một dân tộc.
Thảo Uyên sưu tầm- Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2010
Ý kiến bạn đọc