Sự tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau, tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục, tập quán của nhau.
Những biểu tượng quốc gia gồm có:
- Quốc hiệu: là tên gọi chính thức của một nước.
- Quốc kỳ: là cờ tượng trưng cho một nước.
- Quốc ca (Nhạc và lời): là bài hát chính thức của một nước được hát trong những dịp trọng đại.
- Quốc thiều: là nhạc của quốc ca.
- Quốc huy: là huy hiệu tượng trưng cho một nước.
Những biểu tượng đó mang tính chất thiêng liêng vì là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng, chu đáo.
Những biểu tượng của quốc gia Việt Nam:
● Quốc hiệu :
o VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (02/9/1945)
o CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/7/1976)
● Quốc kỳ: Điều 141 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội Củ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
● Quốc ca: Theo điều 143 Hiến Pháp 1992: “Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca” (của Nhạc sĩ Văn Cao ra đời trong cao trào cách mạng tháng 8 năm 1945)”.
● Quốc huy: Theo điều 142 Hiến pháp 1992 “Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình tròn nền đỏ, giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nữa bánh xe răng và dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Tôn trọng phong tục tập quán của nhau:
Lễ tân ngoại giao cần tìm hiểu những đặc điểm dân tộc văn hóa, tôn giáo của các đối tác để ứng xử đúng nguyên tắc. Trong mỗi cộng động đã hình thành một số đặc điểm về phong tục, tập quán, nghi lễ mà trong giao tiếp chúng ta cần biết để ứng xử thích hợp về mặt lễ tân.
● Đây là nguyên tắc rất cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi rõ trong Hiến Chương Liên Hợp Quốc và Công Ước Viên 1969 về quan hệ ngoại giao. Lễ tân ngoại giao phải biết vận dụng nguyên tắc này một cách khôn khéo, phù hợp tuỳ tình hình cụ thể đòi hỏi phải có cách ứng xử khác.
● Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa
● Cần khắc phục tiềm thức phân biệt đối xử về màu da (trắng đen), tôn giáo, tự cao và tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài, nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Nguyên tắc này là hệ quả logic của 2 nguyên tắc trên, hàm ý khi một bên đối xử như thế nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy.Nguyên tắc này được áp dụng trong những trường hợp mức độ hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao rộng hay hẹp.
Pháp lệnh về quyền ưu đãi,miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/08/1993 quy định “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi, miễn trừ là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của cơ quan đó, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện tại Việt Nam”.
Thảo Uyên
Ý kiến bạn đọc