Thực hiện Công văn số 4532/UBND-NC ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh; để chủ động phòng ngừa, kéo giảm tội phạm này trong thời gian tới và Công văn số 148/HĐPH ngày 17/01/2023 của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh về việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tội phạm và tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở góp phần phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Sở Ngoại vụ đã triển khai đến toàn thể công chức, người lao động nội dung về phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm giết người, trong đó tập trung vào các nội dung:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm giết người đến quần chúng nhân dân, lựa chọn nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp của người dân.
2. Tổ chức sinh hoạt, quán triệt cho cán bộ và nhân dân về ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng.
3. Tăng thời lượng đưa tin, phát sóng các phim phóng sự, câu chuyện truyền thanh, bài viết về tình hình tội phạm, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm giết người gây ra, nhất là các vụ án giết người do nguyên nhân xã hội để tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm giết người; chú ý tuyên truyền về các hành vi bạo lực gia đình, bạo lực học đường, cách xử lý các tình huống khi xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp tài sản, khi gặp các đối tượng “ngáo đá”, tâm thần hoặc gặp nhóm đối tượng đang sử dụng hung khí nguy hiểm,… để người dân biết, có biện pháp phòng tránh và nhanh chóng báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc lực lượng Công an gần nhất để kịp thời giải quyết, ngăn chặn.
4. Vận động người dân tham gia tuyên truyền, PBGDPL cho số đối tượng có tiền án, tiền sự, sử dụng chất ma tuý, đối tượng uống rượu bia gây rối đánh nhau, đối tượng bạo lực gia đình,…
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm trong cơ quan, đơn vị, trường học và khu dân cư, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe do nguyên nhân xã hội, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm cho đoàn viên, hội viên theo từng ngành, từng giới.
6. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại tính mạng sức khỏe con người, chú ý thường xuyên giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc, gia đình, tình làng nghĩa xóm để người dân, nhất là bộ phận thanh thiếu niên có định hướng và rèn luyện nhân cách, văn hóa ứng xử phù hợp, đồng thời lên án lối sống suy thoái về đạo đức con người, trái thuần phong mỹ tục.
7. Tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên kỹ năng sống, chấp hành pháp luật; xây dựng các mô hình, phong trào nhằm tạo sân chơi lành mạnh, thu hút thanh niên tích cực hưởng ứng, phòng ngừa vi phạm pháp luật.
8. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên Hội Phụ nữ, phụ nữ và người thân trong gia đình; thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; phát huy hiệu quả các mô hình, tổ, nhóm phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
9. Có biện pháp tuyên truyền, PBGDPL đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, số thanh thiếu niên không có việc làm, sống lang thang cơ nhỡ, gia đình có người mắc bệnh tâm thần ở địa phương…
Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của công chức, người lao động, lựa chọn cách ứng xử đúng chuẩn mực xã hội; không bị ảnh hưởng của văn hóa phim ảnh bạo lực, lối sống lệch lạc.
Vũ Thị Thanh Tâm – Văn phòng Sở