Sáu tháng đầu năm 2024, tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 144 lao động Việt Nam bị lừa, cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia về nước

Thứ năm - 01/08/2024 09:22 385 0
Tình trạng dụ dỗ, lừa đảo, cưỡng bức lao động diễn ra chủ yếu từ năm 2020 đến nay, là vấn đề phức tạp. Sở Ngoại vụ đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ tổ chức giải cứu và đưa nhiều người về nước.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 37 lao động Việt Nam được giải cứu đưa về nước ngày 26/4/2024
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 37 lao động Việt Nam được giải cứu đưa về nước ngày 26/4/2024
Sáu tháng đầu năm 2024, Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh đã tiếp 06 gia đình sống trên địa bàn tỉnh có người thân bị lừa sang Campuchia lao động, bị bóc lột, cưỡng bức nếu muốn trở về Việt Nam thì phải đưa tiền chuộc. Họ đến cầu cứu và đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ đưa con em bị nạn ở nước ngoài về nước. Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh đã hướng dẫn thủ tục và đồng thời gửi văn bản Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nân Việt Nam ở Nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Singapore, Trung Quốc đề nghi hỗ trợ, giải cứu 06 trường hợp: 02 trường hợp ở huyện Tân Châu; 01 trường hợp ở thị xã Trảng Bàng; 01 trường hợp ở huyện Gò Dầu; 01 trường hợp ở huyện Dương Minh Châu; 01 trường hợp ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh bị lừa, cưỡng bức lao động ở Campuchia, Singapore và Trung Quốc về nước.
Theo số liệu thống kê, từ ngày 09 tháng 01 năm 2024 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024, Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh đã xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp nhập 144 lao động Việt Nam (trong đó có 7 lao động Tây Ninh) bị lừa, cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia về nước.
Qua điều tra lấy lời khai và sơ bộ xác minh nhân thân của 144 lao động Việt Nam bị lừa, cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia nêu trên. Đây là công dân thuộc 43 tỉnh, thành phố của Việt Nam rãi từ Bắc – Trung – Nam nhiều nhất là: thành phố Hồ Chí Minh (17 người), Hải Dương (11 người), Tây Ninh (07 người), Bắc Giang (06 người), Thanh Hóa (06 người), Đồng Nai (06 người), Bình Phước (06 người), Khánh Hòa (06 người),  Hà Nội (5 người), còn lại các tỉnh: Cà Mau, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Kiên Giang, Tuyên Quang, Bến Tre, Phú Thọ, Quãng Ngãi, Thái Nguyên, Đăk Lăk, Quãng Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Kon Tum, Bình Dương, Kon Tum, Nam Định, Nghệ An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thái Bình, Bạc Liêu, Hà Giang, Cao Bằng, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế … (mỗi tỉnh có từ 1 đến 5 người). Sau khi tiếp nhận 144 lao động Việt Nam nêu trên, các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức phân loại và liên hệ chính quyền nơi họ cư trú bàn giao/tiếp nhận đưa về địa phương nơi cư trú an toàn.
Các nạn nhân trên bị lừa sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 -35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (zalo, facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm “việc nhẹ nhàng, lương cao”.
Thủ đoạn là thông qua các mạng xã hội Zalo, Facebook, Wechat, Telegram, Google ... các đối tượng ở Campuchia đã đăng tải thông tin, tuyển dụng người ở Việt Nam vào làm việc trong các Casino, Trung tâm Game online, quán bar, nhà hàng, ... ở Vương quốc Campuchia với mức lương rất cao hứa lương rất cao (từ 850 USD đến 2.500 USD/tháng) và mọi chi phí đi lại được chi trả trước.  .... Khi người tìm việc đồng ý thì các đối tượng ở Campuchia móc nối với các “chân rết” ở Việt Nam để tổ chức thành đường dây sắp xếp, hướng dẫn đưa họ xuất cảnh bằng các đường tiểu ngạch trái phép sang Campuchia. Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo trên không gian mạng và phải lừa ít nhất 600 USD/ngày, bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở. Nếu họ không đạt được doanh số là lừa được ít nhất 600 USD/ngày thì họ sẽ bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 USD đến 30.000 USD. Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, chích điện, ngược đãi, bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần. Muốn trở về Việt Nam thì phải đưa tiền chuộc. Số tiền chuộc khoảng 100 - 200 triệu đồng/người. Có trường hợp đã chuyển tiền chuộc nhưng vẫn chưa được thả về.
Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bà Vét – tỉnh Svay Rieng; Khu Samraong - tỉnh Oddar Meancheay; Tổ hợp khu giải trí Osamach - tỉnh Oddar Meancheay; thành phố Shihanoukvile - tỉnh Preah Shihanouk, Khu Tam Thái Tử - tỉnh Kandal; Chrey Thom – tỉnh Kandal và tại Thành phố Phnompênh. 
Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.
Tình trạng người dân bị lừa sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao” nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng.



Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 15 lao động Việt Nam được giải cứu đưa về nước ngày 12/3/2024
Trước tình hình trên, Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh khuyến cáo, người dân không nghe theo lời lôi kéo xuất cảnh trái phép sang Campuchia tìm việc làm; không tiếp tay, giúp đỡ cho số đối tượng đưa người xuất cảnh trái phép và khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Campuchia làm việc, nghi vẫn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để cơ quan chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý. Người dân cần cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại...của các đối tượng trên mạng xã hội. Trước khi xác định nhận lời đi làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình định đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng mình đi làm việc tại đó như thế nào, nên tham khảo ý kiến của mọi người và cung cấp thông tin cho gia đình, người thân về địa điểm nơi làm việc và công việc của mình, thông tin về người cùng đi trước khi quyết định xuất cảnh.
Đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn lừa gạt tuyển dụng lao động Việt Nam sang Campuchia làm việc việc nhẹ, lương cao song thực chất là xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến do người Trung Quốc làm chủ, bị cưỡng bức lao động, ngược đãi và bị cưỡng đoạt tài sản.
Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam liên hệ với Đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia: + 855-974056789 hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville: +855-97933999 hoặc Tổng đài bảo hộ công dân +84-981 84 84 84.

 (Thảo Uyên – Phòng LSHTQT)

 

Tác giả: Quản trị, Phạm Nguyễn Hoàng Thảo Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay584
  • Tháng hiện tại21,186
  • Tổng lượt truy cập2,015,274
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây