Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO

Thứ ba - 03/10/2017 18:00 103 0

Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO

(Chinhphu.vn) – Việc lần đầu tiên trúng cử vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam, giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam tại diễn đàn WIPO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.
​Đại sứ Dương Chí Dũng (thứ 2 từ trái sang) được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019 Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, tại Phiên khai mạc Cuộc họp lần thứ 57 Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ngày 2/10 tại Geneva (Thụy Sĩ), đại diện 188 quốc gia thành viên đã nhất trí bầu Đại sứ Dương Chí Dũng - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva Dương Chí Dũng là ứng cử viên đại diện cho các quốc gia thuộc Nhóm châu Á-Thái Bình Dương, khu vực từ hơn 12 năm nay chưa có đại diện đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO. Phát biểu sau khi trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO, Đại sứ Dương Chí Dũng cho rằng, việc Việt Nam ứng cử và được đảm nhận cương vị Chủ tịch Đại hội đồng WIPO là tiếp tục thực hiện một cách tích cực và chủ động chủ trương tăng cường và thúc đẩy chính sách đối ngoại đa phương của quốc gia", để Việt Nam không chỉ là "thành viên tham gia có trách nhiệm" mà còn là “thành viên chủ động” có những đóng góp tích cực và thiết thực vào các hoạt động cụ thể cũng như trong xây dựng chính sách, các quy định và luật chơi tại các tổ chức và diễn đàn đa phương. Đại hội đồng WIPO bao gồm toàn thể các quốc gia thành viên WIPO, là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm thông qua các quyết sách quan trọng của Tổ chức này, trong đó có việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc, xem xét và thông qua các báo cáo của Tổng Giám đốc và các báo cáo hoạt động của Ủy ban Điều phối, thông qua ngân sách hoạt động trong chu kỳ tài chính hai năm của các Liên minh thuộc WIPO, xem xét và thông qua các biện pháp do Tổng giám đốc đề xuất liên quan đến công tác quản lý các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, thông qua Quy chế tài chính của WIPO... Chủ tịch Đại hội đồng sẽ điều khiển các kỳ họp Đại hôi đồng WIPO hàng năm trong Nhiệm kỳ được bầu, theo đó dẫn dắt, định hướng thảo luận, quyết định việc biểu quyết các vấn đề và công bố các quyết định... Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Đại hội đồng sẽ tổ chức các cuộc tham vấn với đại diện các nhóm khu vực, đại diện các nước thành viên của các nhóm khu vực để thảo luận, tìm giải pháp cho các vấn đề quan trọng, còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong khuôn khổ WIPO. Hai năm tới, 2018-2019, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của quá trình toàn cầu hóa, và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẽ có tác động lớn đến hệ thống sở hữu trí tuệ về quản lý và chính sách, trong đó có việc xây dựng chuẩn mực quốc tế để đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi mới về bảo hộ, sở hữu trí tuệ... Ngoài ra, trong 2 năm tới, WIPO phải tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại như đàm phán xây dựng các hiệp định quốc tế về bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống và các hình thức biểu đạt văn hóa truyền thống; Hiệp ước bảo hộ các tổ chức phát sóng, việc mở văn phòng đại diện của WIPO tại các nước thành viên... Trưởng Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp Đại hội đồng năm nay - Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, việc lần đầu tiên trúng cử vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam, giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam tại diễn đàn WIPO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Việc trúng cử Chủ tịch Đại hội đồng WIPO sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác vốn đã rất tốt đẹp với WIPO và các đối tác quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như tận dụng sự trợ giúp từ phía bạn để góp phần nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, tạo động lực cho hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới - sáng tạo. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1967, có sứ mệnh "thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội" và tôn chỉ hoạt động là "khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới”. WIPO hiện nay có 188 thành viên, quản lý 23 điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay890
  • Tháng hiện tại18,280
  • Tổng lượt truy cập1,552,242
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây