Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)

Thứ hai - 18/12/2023 15:42 311 0
Ngày 13/12/2023, tại Khách sạn Pan Pacific, số 01 đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội, đồng chí Đỗ Hùng Việt – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì Hội nghị rà soát tình hình triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) đến dự có đại diện một số Bộ, cơ quan; đại biểu 63 tỉnh/thành phố và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO). Phía tỉnh Tây Ninh được sự ủy quyền của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hồng – Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh đã tham dự Hội nghị nêu trên.
Đỗ Hùng Việt – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (người thứ 13 trái qua) chụp hình lưu niệm các đại biểu dự hội nghị
Đỗ Hùng Việt – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (người thứ 13 trái qua) chụp hình lưu niệm các đại biểu dự hội nghị
Hội nghị gồm 03 phiên chính: rà soát việc thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM của các Bộ, cơ quan và địa phương; trao đổi đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài. Theo dự báo của Liên hợp quốc, sẽ có khoảng 405 triệu người di cư quốc tế vào năm 2050, chiếm 7% dân số toàn cầu. Với việc thông qua Thỏa thuận GCM vào tháng 12/2018, các quốc gia đã thống nhất nhận định di cư là một nguồn đem lại thịnh vượng, đổi mới và phát triển bền vững trong thế giới toàn cầu hóa. Di cư quốc tế, nếu được quản lý hiệu quả, sẽ là nhân tố thúc đẩy phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương, cộng đồng và của chính bản thân người di cư.
Năm 2020, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 để triển khai Thỏa thuận GCM đến các tỉnh/thành phố cả nước. Đánh giá kết quả triển khai Thỏa thuận GCM trong năm qua, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhận định các bộ, cơ quan, địa phương cơ bản đã tiếp tục nỗ lực, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch và đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó nổi bật và bao trùm nhất là sự phối hợp ngày càng chặt chẽ của tất cả các bộ, cơ quan, địa phương và sự hợp tác tích cực của các đối tác, các tổ chức, cơ quan Liên hợp quốc trong triển khai Thỏa thuận GCM. Các đại biểu tham dự Hội nghị thảo luận những biện pháp tăng cường hơn nữa các kênh di cư hợp pháp, an toàn cho người dân và ngăn chặn các hoạt động đưa người di cư trái phép, mua bán người qua biên giới, bảo vệ người di cư khỏi cạm bẫy di cư thiếu an toàn, giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trước thực trạng báo động về lừa đảo trực tuyến “việc nhẹ lương cao,” đưa người di cư làm việc trái phép tại các cơ sở sòng bạc, kinh doanh trò chơi trực tuyến trong khu vực đang diễn biến rất phức tạp.
67
Ông Nguyễn Văn Hồng – Giám đốc Sở Ngoại vụ (đứng) phát biểu tại hội nghị
Được biết tại tỉnh Tây Ninh, ông Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Kế hoạch số 912/KH-UBND ngày 06/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định s402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM. Kết quả năm 2023, có 916 người dân Tây Ninh di cư ra nước ngoài (Trong đó: 910 người di cư hợp pháp mục đích kết hôn, lao động, học tập … Và có 06 người di cư trái phép mục đích lao động kiếm sống) và 4.422 người nước ngoài di cư vào tỉnh Tây Ninh (Trong đó: 4.413 di cư hợp pháp với mục đích lao động, học tạp, thăm thân và 09 người di cư trái phép vưới mục đích lao động tìm việc làm). Hiện nay, do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu - một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất khiến nhiều người phải rời bỏ nhà cửa và gia đình, do điều kiện sống không an toàn hoặc sinh kế không bền vữngtình trạng lừa đảo trực tuyến và mua bán người qua biên giới đang nổi lên trong thời gian qua, momh rằng trong thời gian tới Bộ Ngoại giao phối hợp các bộ, ngành và các địa phương sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di cư, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác di cư quốc tế, thiết lập các địa chỉ hỗ trợ người lao động Việt Nam ở nước ngoài... Nhằm triển khai một cách toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch, tạo môi trường di cư an toàn, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư./.
(Thảo Uyên - Phòng LSHTQT)

Tác giả: Quản trị, Phạm Nguyễn Hoàng Thảo Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay1,800
  • Tháng hiện tại28,866
  • Tổng lượt truy cập1,979,011
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây