Năm 2023, tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 530 lao động Việt Nam bị lừa, cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia về nước

Thứ tư - 17/01/2024 17:12 678 0
Theo số liệu thống kê, từ ngày 11 tháng 9 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh đã xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp nhập 530 lao động Việt Nam (trong đó có 14 lao động Tây Ninh) bị lừa, cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia về nước.
Đây là những lao động được Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville tại Vương quốc Campuchia phối hợp với lực lượng chức năng của Tổng Cục di trú, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia, tỉnh Svay Rieng, Kandal, Oddar Meachey, Paili, Sihanoukville và Phnom Penh giải cứu từ khu Casino Rotbot, khu Casino Online, khu nhà Borey Chaktomuk và các cơ sở hoạt động lừa đảo trên không gian mạng tại khu vực cửa khẩu O-Smach, Vương quốc Campuchia giáp biên giới Thái Lan. 
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận lao động Việt Nam được  giải cứu đưa về nước ngày 07/12/2023
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận lao động Việt Nam được giải cứu đưa về nước ngày 07/12/2023
Theo trình bày của người thân của các nạn nhân bị lừa cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia: họ bị các cá nhân, tổ chức môi giới lao động sử dụng các trang mạng xã hội: Zalo, facebook, Google ... để tuyển lao động làm việc trong các Casino, Trung tâm Game online, quán bar, nhà hàng, ... ở Vương quốc Campuchia với mức hứa lương rất cao (từ 850 USD đến 2.500 USD/tháng). Thông qua các trang mạng này, người có nhu cầu tìm việc làm để lại số điện thoại trên mục bình luận, các đối tượng môi giới, tuyển dụng lao động sẽ liên lạc với người lao động. Các đối tượng tuyển dụng thường đưa ra viễn cảnh việc làm nhẹ nhàng, lương cao, đưa ra chế độ đãi ngộ của công ty rất cao như: lương thưởng, bao ăn ở, tạm ứng chi phí để người lao động đi từ Việt Nam sang Vương quốc Campuchia và sẽ trừ vào tiền lương khi làm việc. Nếu lao động làm việc từ 6 tháng trở lên, Công ty trả toàn bộ chi phí đi từ Việt Nam sang Vương quốc Campuchia, được nghỉ phép 15 ngày và hỗ trợ tiền đi lại... Sau khi thỏa thuận với người lao động về tiền lương và nội dung công việc thông qua điện thoại (thường là Zalo hoặc Telegram), nếu đồng ý nhà tuyển dụng sẽ hẹn ngày đi và liên hệ người liên lạc, tổ chức cho người lao động xuất cảnh sang Vương quốc Campuchia.
Đó là thủ đoạn trước đây, hiện nay chúng sử dụng thủ đoạn tuyển dụng lao động mới, bằng việc tuyển dụng lao động khuân vác, làm việc theo xe chở trái cây, chở hàng hóa ... khi người xin việc đến phỏng vấn xin việc làm sẽ bị các đối tượng này mời hoặc phát cho 01 chai nước suối hoặc nước ngọt có thuốc ngủ, khi người xin việc uống các loại nước này xong sẽ ngủ mê và sau khi tỉnh dậy thấy mình đã bị bán sang Vương quốc Campuchia, bị đe dọa đến tính mạng, muốn về nhà thì gia đình nạn nhân phải nộp số tiền chuộc rất lớn từ 2.000 – 10.000 USD vào tài khoản mà chúng yêu cầu thì người thân mới được thả về nước. 
77

Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát lấy lời khai của lao động Việt Nam được đưa về nước ngày 11/12/2023

Qua điều tra lấy lời khai và sơ bộ xác minh nhân thân của 530 lao động Việt Nam bị lừa, cưỡng bức lao động tại Vương quốc Campuchia nêu trên. Đây là công dân thuộc 58 tỉnh, thành phố của Việt Nam rãi từ Bắc – Trung - Nam: Bắc Giang (105 người), Hải Phòng (51 người), Quảng Ninh (23 người), Thanh Hóa (24 người), Lạng Sơn (11 người), Tây Ninh (16 người), Hà Nội (15 người), thành phố Hồ Chí Minh (22 người), còn lại các tỉnh Thái Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Tuyên Quang, Hải Dương, Đăk Lăk, Bạc Liêu, Phú Thọ, Lai Châu, Cà Mau, Ninh Bình, Gia Lai, Quảng Trị, Hà Tỉnh, Nghệ An, Đồng Tháp, Bình Phước, Đà Nẵng, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vĩnh Long, Điện Biên, Long An, Kiên Giang, Phú Yên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đăk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu … (mỗi tỉnh có từ 1 đến 10 người). Sau khi tiếp nhận 530 lao động Việt Nam nêu trên, các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức phân loại và liên hệ chính quyền nơi họ cư trú bàn giao/tiếp nhận đưa về địa phương nơi cư trú an toàn.
Trước tình hình trên, Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh cảnh báo và đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, phối hợp với lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm và cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau: Người dân không nên nghe theo những thông tin tuyển dụng việc làm trên các trang mạng xã hội không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo. Trước khi xác nhận lời mời đi làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình đến làm việc, đặc điểm, thông tin nhân thân của người giới thiệu và cùng mình đi làm việc đó như thế nào; nếu người dân có nhu cầu về việc làm hay đi lao động nước ngoài thì nên tìm hiểu kỹ thông tin và liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm hợp pháp để được hướng dẫn cụ thể. Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Vương quốc Campuchia làm việc, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan Công an gần nhất để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam liên hệ với Đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia: + 855-974056789 hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville: +855-97933999 hoặc Tổng đài bảo hộ công dân +84-981 84 84 84.
 (Thảo Uyên – Phòng LSHTQT)
 

Tác giả: Quản trị, Phạm Nguyễn Hoàng Thảo Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay572
  • Tháng hiện tại21,174
  • Tổng lượt truy cập2,015,262
hộp thư điện tử
chào mừng đại biểu đại hội
Quân đội nhân dân
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
lịch công tác
hệ thống tiếp nhận trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
cổng thông tin điện tử tỉnh
hệ thống tiếp nhận ý kiến người dân
chung tay cải cách thủ tục hành chính
văn bản chỉ đạo điều hành
bộ ngoại giao
cơ quan đại diện ngoại giao
hỏi đáp
dịch vụ công trực tuyến
cơ sở dữ liệu quốc gia
công báo tây ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây