Ngày 11-10-2022, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu ra 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Kết quả bầu cử với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Được biết thông điệp vận động, các vấn đề ưu tiên thúc đẩy cảu Việt Nam khi tham gia, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền thể hiện trong các tài liệu “Bản ghi nhớ”, “Các cam kết tự nguyện” các nội dung ưu tiên là: Ủng hộ và thúc đẩy các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc, củng như các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, trên tinh thần đối thoại, hợp tác, xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; Thúc đẩy và bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương, trong đó có việc thúc đẩy bình đẳng giới; Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; Thúc đẩy việc bảo đảm quyền sức khỏe, nhất là các nội dung liên quan đến quyền con người trong ứng phó dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng ứng phó, không phân biệt đối xử, công bằng trong tiếp cận vật tư y tế, vắc-xin; Thúc đẩy và đảm bảo quyền của người dân có việc làm thỏa đáng, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế nổ lực thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Thúc đẩy và đảm bảo quyền giáo dục về con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
Việc Việt Nam trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống Liên Hợp Quốc trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khẳng định sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030.
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh: TTXVN
Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.
Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, với trọng trách mới tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội thực hiện các Cam kết tự nguyện khi ứng cử mà Việt Nam gửi tới Liên Hợp Quốc theo quy định của Đại hội. Trong nhiệm kỳ làm thành viên Hội đồng Nhân quyền ba năm sắp tới, Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới – là một trong ba nhiệm vụ trụ cột của Liên Hợp Quốc.
Được biết, trước đây năm 2014, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016./.
(Thảo Uyên – Phòng LSHTQT)
Tác giả: Phạm Nguyễn Hoàng Thảo Uyên
Ý kiến bạn đọc