Hai năm qua kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc sau đó lây lan đến các quốc gia trên khắp thế giới. Các nước thực hiện chính sách cắm người nước ngoài nhập cảnh, cũng như cắm công dân trong nước xuất cảnh. Việt Nam cũng thực hiện chính sách này như các nước trong khu vực và trên thế giới (chỉ cho nhập cảnh người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà quản lý doanh nghiệp, khách ngoại giao, công vụ và thân nhân của những người này). Do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, xung đột giữa Nga và Ucraina ảnh hưởng đến nền kinh các nước trong khu vực và trên thế giới, làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đời sống người dân ngày càng khó khăn…, nhu cầu tìm việc làm người dân các nước rất lớn nói chung, người dân Việt Nam nói riêng.
Hình ảnh lao động Việt Nam tại Campuchia nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài về nước ngày 26/10/2022
Tại Campuchia, khi dịch Covid-19 bùng phát các casino, công ty game đóng cửa, phần lớn số lao động là người Trung Quốc và Việt Nam về nước. Sau khi Chính phủ Campuchia nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch, các casino, công ty game được hoạt động trở lại nhưng do phía Campuchia vẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có áp dụng biện pháp hạn chế người nước ngoài nhập cảnh thì tình hình lao động trong các Công ty của người nước ngoài ở Campuchia thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là các Casino, Công ty Game online, Nhà hàng, khách sạn,… của người Trung Quốc. Mặt khác, do Chính phủ Trung Quốc siết chặt hoạt động xuất cảnh ra nước ngoài kinh doanh Online đối với người Trung Quốc, nên nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh game online, casino, … ở Campuchia rất cao. Từ tình hình trên, các cá nhân, tổ chức môi giới lao động sử dụng các trang mạng xã hội: zalo, facebook... để tuyển lao động làm việc trong các Casino, Trung tâm Game online, quán bar, nhà hàng, ... ở Campuchia với mức hứa lương rất cao (từ 850 USD đến 2.500 USD/tháng). Hiện nay số lao động là người Việt Nam làm việc trong các Casino, Công ty Game online ở Sihanouk, Phnôm Pênh, Svay Riêng, … đa số là lao động bất hợp pháp.
Qua nắm tình hình, hiện đang có khoảng gần 10.000 người lao động Việt Nam đang làm việc trên 100 casino phía ngoại biên đối diện tỉnh Tây Ninh (trong đó Khu nhà cao tầng thuộc casino Vinus và khu nhà cao tầng thuộc Casino Mộc Bài hiện có khoảng 2.000 người Việt Nam đang làm việc).
Từ sau vụ việc 42 người Việt tháo chạy khỏi casino Rich World (thuộc xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal – Campuchia bơi qua sông Bình Di nhập cảnh trái phép về Việt Nam thì bị lực lượng Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) đóng tại thị trấn Long Bình, Huyện An Phú, tỉnh An Giang phát hiện, bắt giữ. Chính phủ Campuchia đã có nhiều động thái quyết liệt để truy quét, bắt giữ (đã thành lập đường dây nóng 117 tại Tổng cục An ninh Quốc gia bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Trung để tiếp nhận thông tin). Ngày 25/10/2022, Tổng cục Công an và Tổng cục Di trú - Campuchia thành lập đoàn đi kiểm tra Công ty kinh doanh cờ bạc trực tuyến. Trong ba ngày, từ ngày 25 đến ngày 27/10/2022, đoàn đã xử phạt 07 công ty. Do lo sợ bị kiểm tra và xử phạt (vì các Công ty kinh doanh cờ bạc trực tuyến đa số hoạt động không có giấy phép, sử dụng lao động không có giất tờ), nên các công ty này đã cho số lao động không có giấy tờ, cư rú bất hợp pháp về nước, số lao động có giấy tờ hợp pháp (Hộ chiếu, Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân) thì công ty cho ra ở các nhà nghỉ bên ngoài gần công ty tại Campuchia.
Cán bộ Biên phòng lấy các thông tin nhân thân của công dân Việt Nam
Vì vậy, từ ngày 25 đến ngày 27/10/2022, tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh đã có gần 1.000 lao động người Việt từ thành phố Bavet - Vương quốc Campuchia (Trong đó: ngày 26/10/2022 có khoảng 500 người và ngày 27/10/2022 có khoảng 278 người là công dân Việt Nam làm việc tại các casino trên địa bàn thành phố Bavet và các đại phương khác tại Campuchia) về nước. Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh: Bộ đội biên phòng và Công an tỉnh Tây Ninh, huyện Bến Cầu phải túc trực để tổ chức tiếp nhận, sắp xếp chỗ nghỉ ngơi và lương thực cho hàng trăm lao động Việt trong thời gian chờ thực hiện công tác xác minh, làm các thủ tục nhập cảnh theo đúng quy định của luật pháp.
Qua điều tra xác minh, hầu hết số lao động tự do này trước đây đã lên mạng xã hội tìm việc làm và dính bẫy “việc nhẹ, lương cao” của các đối tượng ở Campuchia. Số lao động này sau đó đã tìm đường xuất cảnh trái phép sang Campuchia vào làm việc tại các Casino, công ty cớ bạc trá hình, số ít còn lại là do lao động tự do cho các công ty, nhà hàng, doanh nghiệp. Trong quá trình làm hồ sơ tiếp nhận, xác minh về nhân thân và lai lịch, lực lượng chức năng đã phát hiện một là người bị truy nã quốc tế về tội buôn lậu (theo lệnh truy nã của Công an thành phố Hồ Chí Minh) và hai người là nạn nhân của các tổ chức buôn người.
Sau khi làm thủ tục tiếp nhận, các đối tượng này sẽ bàn giao cho Công an thành phố Hồ Chí Minh, những trường hợp xuất cảnh trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu là nạn nhân trong đường dây mua bán người thì sẽ có quy trình xử lý theo các bước quy định đối với nạn nhân mua bán người và thông báo về chính quyền địa phương nơi cư trú để giáo dục.
Trước đó, Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia nhận được điện thoại kêu cứu của nhiều người Việt, đơn xin giải cứu của người nhiều gia đình có người thân đang bị giam giữ, cưỡng bức lao động, đòi tiền chuộc tại Campuchia. Trong hai năm 2020 và 2021, các Cơ quan Đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp với lực lượng chức năng các tỉnh của Campuchia giải cứu trên 200 người Việt Nam bị nạn tại Campuchia./.
(Thảo Uyên – Phòng LSHTQT)
Tác giả: Phạm Nguyễn Hoàng Thảo Uyên
Ý kiến bạn đọc